Bộ ảnh lột tả chân thật về đau đẻ - cơn đau xé ruột gan mà phụ nữ nào cũng muốn 1 lần được đau

Newben,
Chia sẻ

Dù cho ở châu Á hay phương Tây, dù cho nền văn hóa phát triển hay không, thì những cơn đau xé ruột xé gan và niềm hạnh phúc vô bờ của một người mẹ khi sinh con nơi nào cũng như nhau.

Ở mỗi nước trên thế giới, cách người mẹ hạ sinh con sẽ khác nhau, tùy theo phong tục, văn hóa, sự phát triển ở từng nơi. Thậm chí ở nhiều nước trên thế giới, tỉ lệ tử vong khi sinh con vẫn còn cao. Tuy nhiên, dù cho ở châu Á hay phương Tây, dù cho nền văn hóa phát triển hay không, thì những cơn đau xé ruột xé gan và niềm hạnh phúc vô bờ của một người mẹ khi sinh con nơi nào cũng như nhau.

Nếu bạn vẫn chưa trải qua cơn đau ấy hoặc chuẩn bị nếm trải, hãy chiêm ngưỡng những bức ảnh dưới đây. Còn nếu bạn đã trải qua rồi, cũng hãy nên xem để nhớ lại mình đã kiên cường, mạnh mẽ như thế vì núm ruột đã mang trong bụng suốt 9 tháng 10 ngày. Những bức ảnh này đã được các nhiếp ảnh gia thuộc Hội nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp quốc tế ghi lại về những ca sinh nở ở các nước trên thế giới.

Mỗi bức ảnh là một nỗi đau, một niềm hạnh phúc trào dâng của phụ nữ. Bạn sẽ lặng người khi xem và hiểu rằng mẹ của mình đã từng đau thế đấy.

New Zealand

Sinh con tren the gioi 1
(Ảnh: First Light Birth Photography)

Người mẹ này phải dùng khí để giảm bớt cơn đau - một hình thức giảm đau phổ biến ở New Zealand. Tuy không hoàn toàn loại bỏ hết cơn đau chuyển dạ nhưng nó sẽ giúp người mẹ thư giãn hơn và không còn bận tâm đến cơn đau nữa. Tại nơi này, phụ nữ sinh con được hưởng dịch vụ miễn phí và hệ thống y tế rất hiện đại.

Người mẹ trong ảnh dưới đây lại chọn phương pháp sinh con dưới nước. Hầu hết bệnh viện ở New Zealand đều có khu vực cho các mẹ chọn phương pháp sinh này.

Sinh con tren the gioi 2
(Ảnh: First Light Birth Photography)

Kuwait

Sinh con tren the gioi 3
"Tôi là người Mỹ sinh sống tại Kuwait và đây là lần đầu tiên (cũng là duy nhất) đất nước này cho phép nhiếp ảnh gia chụp lại cảnh sinh nở. Bức ảnh này chụp từ một ca sinh mổ của một gia đình Kuwait chào đón đứa con đầu lòng, một bé gái xinh xắn. Tôi không được phép vào phòng sinh để chụp ảnh vì quy định của bệnh viện. Thực tế, bệnh viện chưa bao giờ có bệnh nhân yêu cầu cho nhiếp ảnh gia có mặt trong ca sinh mổ", nhiếp ảnh gia chia sẻ. (Ảnh: Savoring Moments Birth Photography)

Sinh con tren the gioi 4
Phòng chờ của bệnh viện rất đông thân nhân của sản phụ, khoảng trên 30 người. Khi cảnh cửa vừa mở và y tá đẩy xe nôi ra, thân nhân sẽ rất háo hức đứng dậy xem trong một không khí vô cùng náo nhiệt. 
(Ảnh: Savoring Moments Birth Photography)

Sinh con tren the gioi 5
"Đây là bé gái con của đôi vợ chồng đã chờ đợi hơn 16 năm. Tôi chưa bao giờ thấy em bé nào được chào đón bằng tất cả tình yêu thương như thế". 
(Ảnh: Savoring Moments Birth Photography)

Nam Phi

Sinh con tren the gioi 6
"Hơn 70% khách hàng của tôi chọn sinh mổ ở các bệnh viện tư nhân. Tôi nghĩ rằng đó là một văn hóa, nỗi sợ đau ở khu vực âm đạo. Thế nhưng người mẹ trong bức ảnh này vẫn chọn sinh thường và chị đã có những thời khắc quý giá dù cực kì đau đớn", nhiếp ảnh gia cho biết. (Ảnh: Creationography)

Philippines

Sinh con tren the gioi 7
Những bức ảnh này đều được chụp trong một ca sinh nở ở Shiphrah Birthing Home, Taytay, Rizal, ngoại ô Manila. (Ảnh: Isabell Steinert Photography)

Sinh con tren the gioi 8
Phụ nữ sinh ở đây được khuyến khích chọn bất kì tư thế nào họ thấy thoải mái. Và hầu hết họ đều chọn tư thế thẳng đứng. (Ảnh: Isabell Steinert Photography)

Sinh con tren the gioi 9
"Một trong những điều tôi học được và đánh gia cao khi làm việc ở Philippines chính là giá trị của cộng đồng, một phần quan trọng của nền văn hóa nơi đây. Tại Shiphirah Birthing Home, người thân của sản phụ sẽ được khuyến khích có mặt, và bạn sẽ thường thấy những người mẹ, chị, hay chị em dâu của sản phụ". 
(Ảnh: Isabell Steinert Photography)

Canada

Tại bang British Columbia, sinh tại nhà sẽ được chính phủ chi trả. Nếu một người phụ nữ đề nghị sinh tại nhà, họ sẽ được chuẩn bị giường, khăn và bồn. Hai nữ hộ sinh trong bức ảnh dưới đây đã có mặt cùng với những thiết bị y tế cần thiết để đảm bảo em bé ra đời an toàn. 

Sinh con tren the gioi 10
(Ảnh: Cradled Creations)

Nicaragua

Sinh con tren the gioi 11
"Tôi đã có thời gian sống tại Nicaragua. Tôi thường làm việc tại bệnh viện nơi này và hỏi các y bác sĩ liệu mình có thể chụp bức ảnh sinh con được không. Họ bảo tôi hỏi người mẹ này và cô ấy rất vui khi có tôi chụp ảnh. Khoảng hai tuần trước ngày sinh, nhiều phụ nữ sẽ từ vùng nông thôn nơi họ ở, di chuyển đến nhà hộ sinh để đảm bảo nhận được sự chăm sóc y tế một cách an toàn. Nhà hộ sinh cơ bản là một căn phòng nhỏ với quạt trần (không có điều hòa). Người mẹ này đã vượt cạn mà không có người nhà hay chồng bên cạnh". (Ảnh: Erin Heuser Photographer)

Sinh con tren the gioi 12
"Nếu phải lựa chọn một từ để diễn tả về chuyện sinh nở, tôi sẽ chọn từ phấn khích, đặc biệt sau khi nhìn thấy những cơn đau của người mẹ. Tôi nhớ sự nhẹ nhõm và niềm vui ngay lập tức của người mẹ này khi nghe tiếng khóc của con mình". 
(Ảnh: Erin Heuser Photographer)

UK

Sinh con tren the gioi 13
Đây là khoảnh khắc hai cô bé sinh đôi Eva và Erin ra đời bằng phương pháp sinh mổ. Sau nhiều năm cố gắng, cặp đôi người Úc đã quyết định thụ tinh trong ống nghiệm và sinh con tại UK. Sau đó, họ đã quay trở lại Úc. (Ảnh: Leah Millinship)

Sinh con tren the gioi 14
"Tôi yêu bức ảnh này, nó bắt được khoảnh khắc bình yên giữa hai cơn co thắt chuyển dạ". (Ảnh: Lillian Craze Birth Photography)

Sinh con tren the gioi 15
Nhiều nữ hộ sinh, đặc biệt là nữ hộ sinh trong các ca sinh tại nhà, tạo điều kiện cho người mẹ tự đẩy, kéo nhau thai ra khỏi cơ thể, tất nhiên là có sự hỗ trợ của nữ hộ sinh. (Ảnh: Tree of Life Doula Photography)

Brazil

Brazil là đất nước có tỉ lệ sinh mổ cao trên thế giới nhưng hiện tại nó đã giảm nhẹ nhờ vào những lỗ lực của chính phủ, Bộ y tế và các nhóm xã hội. Tôi đã chụp hơn 50 ca sinh thường trong suốt 2 năm chụp ảnh "vượt cạn", như ca sinh mổ tại nhà trong bức ảnh này. Giờ đây, ngày càng nhiều phụ nữ nhận ra rằng sinh mổ tuyệt đấy nhưng nó không thực sự cần thiết.

Sinh con tren the gioi 16
(Ảnh: Roberta Martins)

Sinh con tren the gioi 17
Người mẹ trong bức ảnh này đã lên kế hoạch rất cẩn thận. Cô thuê một nữ hộ sinh, y tá và doula (người hỗ trợ sinh nở). (Ảnh: Talitha Cicon)

Mỹ

Sinh con tren the gioi 18
Hầu hết những người mẹ ở Mỹ đều sinh con trong bệnh viện. Bức ảnh này được chụp tại Texas và người mẹ này đang ở giữa giai đoạn chuyển dạ. (Ảnh: Laura Beck Photography)

Sinh con tren the gioi 19
Chỉ có 1,5% trẻ em ở Mỹ không được sinh ra tại bệnh viện và 30% ca sinh được thực hiện ở trung tâm sinh nở. Người mẹ trong ảnh này sinh tại trung tâm Bryn Mawr, Pennsylvania, chị đang choáng ngợp với những cảm xúc khó diễn tả được khi lần đầu được gặp mặt con. (Ảnh: Meg Brock Photography)

Sinh con tren the gioi 20
Ảnh này được chụp trong một ca sinh ở nhà tại bang Michigan. (Ảnh: Jo Price Photography)

Sinh con tren the gioi 21
Chào mừng con đến với thế giới này... (Ảnh: JBC Photography)

(Nguồn: huffingtonpost)
Chia sẻ