Trả lời 9 câu hỏi này sẽ giúp bạn biết mình có bị mất ngủ thực sự hay không

QQ,
Chia sẻ

Mất ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất và diễn ra thường xuyên hơn khi chúng ta già đi.

Giấc ngủ sâu là điều tối quan trọng giúp cơ thể lấy lại năng lượng và sức khỏe cho ngày làm việc tiếp theo. Tuy vậy, trong một số trường hợp, sự tỉnh táo và năng lượng dường như không muốn quay trở lại sau mỗi giấc ngủ.

Nếu cảm thấy mệt mỏi và uể oải vào mỗi sáng thức dậy, hãy tự kiểm tra liệu mình có đang ngủ đủ hay không.

Trả lời một vài câu hỏi sau sẽ giúp bạn xác định vấn đề này trước khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia y khoa:

Trả lời 9 câu hỏi này sẽ giúp bạn biết mình có bị mất ngủ thực sự hay không - Ảnh 1.

Giấc ngủ sâu là điều tối quan trọng giúp cơ thể lấy lại năng lượng và sức khỏe cho ngày làm việc tiếp theo.

Bạn có trở mình nhiều không?

Mất ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất và diễn ra thường xuyên hơn khi chúng ta già đi. Phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn nam giới, đặc biệt sau khi mãn kinh. Vì lý do nào đó, mất ngủ cũng có vẻ phổ biến hơn trong số những người thất nghiệp, độc thân hoặc có vị trí xã hội thấp. Theo các chuyên gia y khoa tại Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), tần suất trở mình càng nhiều chứng tỏ giấc ngủ của bạn không sâu và khả năng thiếu ngủ cũng tăng đáng kể.

Bạn có gặp vấn đề hô hấp khi ngủ không?

Khi hô hấp không hoạt động hiệu quả, hiện tượng phổ biến nhất chính là ngáy. Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư, công tác tại khoa hô hấp đại học Y California San Diego School cho biết, trong trường hợp nghiêm trọng, hô hấp sẽ bị gián đoạn liên tục, khiến lượng oxy trong máu bị giảm, gây huyết áp cao và gia tăng nguy cơ đau tim.

Giấc ngủ cũng sẽ bị gián đoạn bởi bạn sẽ phải thức dậy nhiều lần để điều chỉnh nhịp thở, làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Trả lời 9 câu hỏi này sẽ giúp bạn biết mình có bị mất ngủ thực sự hay không - Ảnh 2.

Khi hô hấp không hoạt động hiệu quả, hiện tượng phổ biến nhất chính là ngáy.

Bạn mất bao lâu để ngủ?

Với người bình thường, chỉ cần 15 - 20 phút là giấc ngủ đã có thể tìm đến bạn. Tuy nhiên, khi chúng ta trở nên già đi, giấc ngủ sẽ khó tiếp cận cơ thể hơn và có thể mất đến 30 phút để bộ não tiến vào trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Những thói quen như sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ cũng khiến bạn khó ngủ hơn. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng chịu chi phối từ nhiều vấn đề khác như áp lực công việc, công sống và những vấn đề sức khỏe khác.

Bạn có tiền sử mất ngủ không?

Theo thống kê của các nhà khoa học tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), có đến 80 chứng rối loạn giấc ngủ khác nhau. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp các chuyên gia y khoa dễ dàng chẩn đoán cũng như đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hơn. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc chứng mất ngủ hoặc trước đó bạn đã từng trải qua hiện tượng này, rất có thể chúng có mối liên kết không hề nhỏ.

Bạn có gặp những vấn đề sức khỏe khác?

Khi không ngủ đủ, hệ thống tuần hoàn sẽ không đạt hiệu quả tối đa và ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể. Elizabeth M. Pieroth, chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, mất ngủ thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương khu vực não bộ điều khiển thân nhiệt và vị giác.

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chán ăn và mệt mỏi ở trẻ nhỏ. Số liệu thống kê cũng cho thấy, phần lớn trẻ trong độ tuổi từ 2 - 3 tuổi gặp vấn đề về mất ngủ sẽ mắc phải béo phì vào khoảng 7 tuổi.

Trả lời 9 câu hỏi này sẽ giúp bạn biết mình có bị mất ngủ thực sự hay không - Ảnh 3.

Khi không ngủ đủ, hệ thống tuần hoàn sẽ không đạt hiệu quả tối đa và ảnh hưởng tới các chức năng khác của cơ thể.

Bạn có gặp khó khăn khi thức dậy?

Khó khăn trong việc thức dậy vào mỗi sáng là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đang bị mất ngủ. Trong điều kiện lý tưởng, bạn thậm chí không cần đến báo thức mà vẫn có thể thức dậy đúng giờ. Tuy nhiên, nếu thiếu ngủ, thay vì tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, bạn sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, chỉ muốn tắt chuông báo thức để ngủ tiếp.

Bạn có cảm thấy mệt mỏi vào buổi trưa?

Thông thường, khi ngủ đủ vào đêm hôm trước, bạn chỉ cần khoảng 10 - 20 phút ngủ trưa để hồi phục năng lượng và tăng cường sự tỉnh táo cho não bộ. Nếu không, bạn sẽ cần đến 3 - 4 tiếng đồng hồ cho giấc ngủ trưa của mình. Kể cả khi đó, cơ thể bạn vẫn sẽ thấy mệt mỏi và uể oải sau khi tỉnh dậy.

Thời gian ngủ của bạn là bao nhiêu?

Nếu sở hữu thời lượng ngủ dưới 7-8h mỗi đêm thì nhiều khả năng bạn đang gặp phải tình trạng thiếu ngủ. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, hệ quả của hiện tượng này bao gồm suy giảm nhận thức, giảm khả năng vận động, dễ bị kích động cảm xúc, suy giảm miễn dịch và tăng cân nhanh chóng.

Trả lời 9 câu hỏi này sẽ giúp bạn biết mình có bị mất ngủ thực sự hay không - Ảnh 4.

Nếu sở hữu thời lượng ngủ dưới 7-8h mỗi đêm thì nhiều khả năng bạn đang gặp phải tình trạng thiếu ngủ.

Bạn có khả năng ngủ mọi lúc mọi nơi?

Theo suy nghĩ của nhiều người, việc dễ ngủ tại bất cứ đâu là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang vận hành hoàn hảo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y khoa, đây lại là biểu hiện cho thấy bạn đang phải đối mặt với tình trạng rối loạn giấc ngủ.

(Nguồn: Ba-bamail)

Chia sẻ