Thương hiệu 'nhẫn cưới trọn đời' Darry Ring và hành trình tìm lại niềm tin về tình yêu của khách hàng

Đông Hà,
Chia sẻ

Sự thành công của Darry Ring cho thấy việc liên kết cảm xúc đặc biệt của khách hàng với một thương hiệu vẫn là chiến lược thành công và hiệu quả.

Darry Ring là một thương hiệu trang sức được thành lập vào năm 2010 và có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Thương hiệu này được nhiều người nổi tiếng tại Trung Quốc ủng hộ vì nó bán hàng theo một nguyên tắc rất độc đáo: mỗi khách hàng chỉ có thể mua một chiếc nhẫn đính hôn duy nhất, trọn đời, không thể mua được cái thứ hai. Đến nay, Darry Ring đã mở rộng với hơn 300 cửa hàng ở Trung Quốc và Paris.

Không giống như phần lớn các thương hiệu khuyến khích người tiêu dùng mua sắm thật nhiều, chiến lược tiếp thị độc đáo của Darry Ring giới hạn việc mua hàng (cụ thể là nhẫn đính hôn) của một cá nhân. Chính sách này dựa trên phương châm của thương hiệu “một và duy nhất” và niềm tin về một tình yêu vĩnh cửu. Lúc này chiếc nhẫn là biểu tượng đánh dấu sự cam kết của một người với bạn đời của họ.

Thương hiệu 'nhẫn cưới trọn đời' Darry Ring và hành trình tìm lại niềm tin về tình yêu của khách hàng - Ảnh 1.

Khi mua hàng, khách hàng sẽ phải cung cấp thẻ căn cước, số điện thoại để nhân viên kiểm tra xem họ đã từng mua hàng trước đây chưa. Ngoài ra, người mua sẽ được yêu cầu ký “Thỏa thuận tình yêu đích thực” với người nhận sau khi thanh toán được thực hiện, điều này nhằm ràng buộc thông tin nhận dạng của người mua và người nhận. Theo trang web, bản cam kết này là “không bao giờ có thể thay đổi”. Thông tin ký kết sẽ được lưu trữ bằng công nghệ mã hóa và được đồng bộ trong các cửa hàng trên toàn thế giới. Do đó, bạn sẽ không thể mua được chiếc nhẫn thứ hai dưới cùng một cái tên.

“Vì chúng tôi là một công ty trang sức cưới, nên chúng tôi yêu cầu khách hàng của mình thể hiện lời hứa cam kết trọn đời bằng cách mua chiếc nhẫn đính hôn của chúng tôi”, một đại diện phía dịch vụ khách hàng của Darry Ring cho hay.

Thương hiệu 'nhẫn cưới trọn đời' Darry Ring và hành trình tìm lại niềm tin về tình yêu của khách hàng - Ảnh 2.

Thương hiệu 'nhẫn cưới trọn đời' Darry Ring và hành trình tìm lại niềm tin về tình yêu của khách hàng - Ảnh 3.

Người mua sẽ được yêu cầu ký “Thỏa thuận tình yêu đích thực”

Darry Ring có quy tắc không bao giờ xóa thông tin mua hàng và thông tin nhận dạng. Lý do là để bảo vệ quy tắc “One Ring One Life One Love” (tạm dịch: một chiếc nhẫn cho một tình yêu trọn đời). Đây cũng chính là dịch vụ hậu mãi đặc biệt tạo nên sự khác biệt của Darry Ring. Quy tắc “Không bán” và “Không xóa” của Darry Ring là lời nhắc nhở rằng tất cả những ai có ý định mua nhẫn đính hôn kim cương của thương hiệu đều phải rất cẩn trọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định.

Sở dĩ Darry Ring đặt ra những quy tắc mua hàng nghiêm ngặt như vậy là vì muốn thể hiện sự tôn trọng với tình yêu và hôn nhân. Darry Ring hy vọng rằng tất cả mọi người đều đã suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định ai sẽ là người bước tiếp cùng mình về sau.

Thương hiệu 'nhẫn cưới trọn đời' Darry Ring và hành trình tìm lại niềm tin về tình yêu của khách hàng - Ảnh 4.

Đồng ý là chiến lược của Darry Ring đi theo một con đường rất riêng và tạo được màu sắc khó hòa lẫn, nhưng nếu chỉ bán duy nhất một chiếc nhẫn thì làm sao đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp? Rõ ràng Darry Ring sau cùng cũng chỉ là một thương hiệu, và điều quan trọng nhất với một thương hiệu là doanh thu. Đây là lúc chúng ta cần bàn đến các chính sách đặc biệt dành riêng cho người đã mua nhẫn đính hôn.

Thực tế là sau khi hoàn thành bước đầu tiên, người tiêu dùng vẫn có thể mua các loại trang sức khác như bông tai, dây chuyền, vòng tay kim cương, bộ trang sức kỷ niệm tình yêu, hoặc nâng cấp nhẫn đính hôn tại Darry Ring. Darry Ring cung cấp nhiều loại nhẫn đính hôn bằng các loại đá quý khác nhau, chiếc đắt nhất có giá hơn 1 triệu USD. Nhưng tất cả quyền lợi này chỉ được cung cấp cho những khách hàng đã mua nhẫn đính hôn trước.

Kể những câu chuyện chạm đến khách hàng tiềm năng

Để quảng bá sản phẩm, Darry Ring đã thu thập những câu chuyện tình yêu cảm động từ những người nổi tiếng và khách hàng rồi đăng tải lên trang web chính thức của công ty như một hình thức quảng bá sản phẩm, đồng thời thêm khẳng định về sức mạnh tình yêu.

Các hình ảnh bao gồm những kỷ niệm về lễ đính hôn, câu chuyện yêu xa, ngày kỷ niệm đám cưới, tình yêu thời trẻ của các cặp đôi trước khi tiến đến hôn nhân. Tất cả mọi đối tượng, trước, trong và sau hôn nhân đều trở thành dẫn chứng hoàn hảo để người ta thêm tin tưởng vào sự nhiệm màu của tình yêu, mà sự hiện diện của chiếc nhẫn là không thể thiếu. Chiếc nhẫn trở thành cái kết đẹp cho một hành trình dài, nhưng cũng là khởi đầu cho chặng đường đầm ấm hậu hôn nhân.

Thương hiệu 'nhẫn cưới trọn đời' Darry Ring và hành trình tìm lại niềm tin về tình yêu của khách hàng - Ảnh 5.

Thương hiệu cũng không bỏ qua sức ảnh hưởng của người nổi tiếng khi đăng tải câu chuyện của họ. Thợ lặn năm lần đoạt huy chương vàng Olympic Wu Minxia đã nhận được một chiếc nhẫn Darry Ring hơn một cara vào tháng 5 này, nam diễn viên Trung Quốc Ngô Kinh và ca sĩ Hồng Kông Eric Suen đều cầu hôn bằng nhẫn Darry Ring. Họ nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người hâm mộ, và tất nhiên, thương hiệu cũng được thơm lây.

Darry Ring cũng đang tập trung vào hai nhóm đối tượng mua hàng tiềm năng nhất hiện tại là thế hệ Z và Y tại Trung Quốc, họ đang ở độ tuổi quan tâm đến việc kết hôn, xây dựng sự nghiệp. Hơn nữa, quan điểm tình yêu của họ cũng khác thế hệ trước, bởi họ cân nhắc rất nhiều yếu tố khi chọn bạn đời.

Trung Quốc đang có tỷ lệ ly hôn tăng cao, tỷ lệ kết hôn giảm do nhiều người trẻ không còn tin tưởng vào tình yêu. Trong thời đại mà niềm tin vào hôn nhân đích thực đang trở thành một ước mong xa vời với nhiều người thì Darry Ring đang kéo họ lại bằng một dấu ấn bản sắc riêng. Hơn thế nữa, Darry Ring còn thể hiện sự tiến bộ của mình khi khẳng định “tình yêu đích thực không phân biệt giới tính”, nghĩa là nữ giới hay những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ đều có thể mua nhẫn, trái với quan niệm cũ là đàn ông luôn phải là người chủ động trước.

Thương hiệu 'nhẫn cưới trọn đời' Darry Ring và hành trình tìm lại niềm tin về tình yêu của khách hàng - Ảnh 6.

Chỉ sáu năm sau khi ra mắt, công ty đã lọt vào danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất của Trung Quốc (2016), danh sách bao gồm những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba và Huawei. Người sáng lập thương hiệu Lu Yiwen, được vinh danh trong danh sách “30 Under 30” của Forbes Trung Quốc năm 2017.

Tính đến năm 2021, các câu chuyện về Darry Ring thu hút hàng triệu người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội lớn của Trung Quốc: 4 triệu người theo dõi trên Weibo, 146.700 người theo dõi trên Xiaohongshu, trung bình hơn 70.000 lượt xem trên các bài viết của WeChat. Sản phẩm của thương hiệu có sẵn trên các sàn thương mại điện tử như: Taobao/Tmall, WeChat Mini-Programs, Douyin và Xiaohongshu.

Từ năm 2018 đến năm 2020, lợi nhuận ròng của Dia, công ty mẹ của Darry Ring tăng từ 273 triệu nhân dân tệ lên 563 triệu nhân dân tệ. Trong khi đó, chi phí để làm một chiếc nhẫn cưới trọn đời chỉ chiếm 2,65% tổng chi phí hoạt động, nhưng đây vẫn là mặt hàng chủ lực và mang lại hơn 80% doanh thu.

Sự thành công của Darry Ring cho thấy việc liên kết cảm xúc đặc biệt của khách hàng với một thương hiệu vẫn là chiến lược thành công và hiệu quả. Hành vi mua sắm của khách hàng đang càng lúc càng trở nên khó đoán và phức tạp hơn, vì vậy ngay từ đầu khẳng định một thế mạnh độc nhất chính là cách để thương hiệu dễ dàng chinh phục người mua về sau.

Chia sẻ