Tìm hiểu chức năng của các hệ thống bên trong cơ thể con người
Cơ thể con người hoạt động tốt là nhờ các hệ cấu tạo bên trong luôn đảm nhiệm tốt các chức năng của chúng.
Dưới đây là chức năng chính của các hệ trong cơ thể con người:
Hệ xương
Hệ thống xương có chức năng tạo hình và nâng đỡ. Các xương liên kết với nhau tạo thành khung cứng và điểm tựa để nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp con người có tư thế đứng thẳng.
Hệ cơ bắp
Hệ cơ bắp có 4 chức năng chính là chuyển động, sinh nhiệt, giữ ổn định tư thế và tuần hoàn máu, bạch huyết.
Nhiệt sản xuất từ các hoạt động của cơ giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và đó là một trong hững lý do chúng ta run lên khi chúng ta đang lạnh. Cơ bắp cũng có dây thần kinh đặc biệt, gọi là proprioceptors giúp não bộ theo dõi các nơi, mà các bộ phận trên cơ thể của chúng ta có sự kết nối lẫn nhau. Chất proprioceptors cho phép chúng ta nghiêng đầu, nghiêng người mà không ngã, ngay cả khi bạn đang nhắm mắt.
Hệ thần kinh
Hệ thần kinh là cơ quan phụ trách và kiểm soát mọi hoạt động chức năng của cơ thể, có cấu tạo tiến hoá nhất và cao cấp nhất, có thể phản ánh một cách tinh tế và đáp ứng thích hợp nhất đối với mọi kích thích bên ngoài hoặc những biến đổi của môi trường bên trong bằng đường dịch thể (máu, bạch huyết, dịch gian bào).
Hệ thống thần kinh chứa bộ não, tủy sống là nơi xuất phát của những dây thần kinh, dây thần kinh sọ đối với não, dây thần kinh gai đối với tuỷ sống. Toàn bộ các dây thần kinh (thần kinh sọ và thần gai) hình thành hệ thần kinh ngoại vi. Ở hệ thần kinh trung ương cũng như hệ thần kinh ngoại vi đều có tổ chức của thần kinh động vật và thần kinh thực vật.
Hệ thống tim mạch
Hệ thống tim mạch lưu thông máu từ tim đến phổi và xung quanh cơ thể thông qua các mạch máu. Máu lưu thông qua mạng lưới này để đi đến khắp các bộ phận trong cơ thể. Nhờ vậy, nó có thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào riêng lẻ.
Trong quá trình vận chuyển này, máu thu thập những chất thải đã được loại bỏ trong phổi. Phổi sẽ làm mới lượng máu này bằng oxy và các chất dinh dưỡng trước khi máu quay trở lại tim để bắt đầu chu trình mới một lần nữa.
Hệ thống tiêu hóa bao gồm hệ thống ống tiêu hóa (khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) và các tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tuyến tụy, túi mật và các tuyến nhỏ nằm trong thành dạ dày, ruột non).
Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi cơ học và hóa học thức ăn từ dạng phức tạp thành những chất có thể tiêu hóa được. Nó cũng giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng đã được chế biến và thải chất cặn bã khỏi cơ thể.
Hệ thống sinh sản nữ
Hệ thống sinh sản nữ bao gồm vú, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và âm đạo.
- Buồng trứng: Mỗi phụ nữ có 2 buồng trứng, nằm ở phía trước khoang chậu, và hai bên tử cung.
- Vòi trứng: Mỗi phụ nữ có 2 vòi trứng nằm ở hai bên tử cung, có nhiệm vụ đón và chuyển noãn bào sau khi rụng về phía tử cung.
- Tử cung: Tử cung tham gia vào hoạt động kinh nguyệt, là nơi làm tổ của trứng nếu được thụ tinh, nơi phát triển phôi thai, tham gia vào cuộc đẻ và là con đường để cho tinh trùng đi vào thụ tinh cho noãn bào cấp II.
- Âm đạo: Âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật và tinh dịch trong quá trình giao hợp, thông qua âm đạo tinh trùng sẽ đi vào khoang tử cung qua cổ tử cung. Kinh nguyệt cũng thông qua đây để ra ngoài.
- Tuyến vú: Tuyến vú là các tuyến mồ hôi đã được biến đổi.Tuyến sữa ở mỗi bên vú gồm từ 15-20 thùy, nằm tách nhau bởi các mô mỡ. Số lượng của các mô mỡ này sẽ quyết định kích thước của vú. Mỗi thùy lại được chia thành nhiều tiểu thùy, mỗi tiểu thùy gồm nhiều nang là các tuyến tiết sữa được gắn với nhau bằng tổ chức liên kết.
Hệ thống sinh sản nam giới
Trên đây là các hệ thống sinh sản nam giới, trong đó bao gồm dương vật, tinh hoàn, bìu, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh dịch và tuyến tiền liệt.
- Dương vật cung cấp tinh dịch, có chứa tinh trùng truyền vào âm đạo khi xuất tinh.
- Tinh hoàn và bìu: Tinh hoàn hoặc tuyến sinh dục nam treo trong một túi dưới dương vật gọi là bìu. Chúng sản xuất tinh trùng và tạo ra hormone sinh dục nam testosteron.
- Mào tinh hoàn: Một ống hơi xoắn nằm phía trên tinh hoàn, nơi tinh trùng trưởng thành để thụ tinh.
- Ống dẫn tinh: Đây là một ống cong và dài, là một phần trong hệ thống lưu trữ và vận chuyển tinh trùng
- Túi tinh dịch: Hai túi nằm sau bàng quang, để sản xuất ra một phần tinh dịch được sử dụng để vận chuyển và nuôi dưỡng tinh trùng.
- Tuyến tiền liệt: Một tuyến có kích thước bằng hạt dẻ dưới bàng quang, sản xuất ra 60% tinh dịch được sử dụng để vận chuyển tinh trùng.
(Nguồn: Livescience)