Phụ nữ U50 và nỗi ám ảnh tiền mãn kinh: Làm sao để chăm sóc mình tốt hơn?

PV,
Chia sẻ

Đây cũng là giai đoạn chị em dễ mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh mãn tính và rối loạn ở bộ phận sinh sản.

Tuổi trung niên được ví như một "cuộc khủng hoảng" trong cuộc sống của người phụ nữ với những thay đổi phức tạp hơn so với nam giới. Ở tuổi này, hầu hết chị em phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh với những tác dụng phụ khiến chị em thay đổi cả về ngoại hình bên ngoài và sức khỏe bên trong. Từ đó kéo theo một loạt những điều không mong muốn như tăng cân, thay đổi tâm sinh lý. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn chị em dễ mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh mãn tính và rối loạn ở bộ phận sinh sản.

Những bệnh khiến phụ nữ trung niên "rất sợ"

Chia sẻ trong Workshop với chủ đề: Lựa chọn điều PHÙ HỢP để nàng 45+ CÂN BẰNG và HẠNH PHÚC do Đại Bắc Group - nhãn hàng Elpis 45+ tham gia tài trợ tổ chức, bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung chia sẻ, với hầu hết chị em, độ tuổi 48-53 là giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Mãn kinh là 2 buồng trứng không điều tiết được nội tiết cho phụ nữ để đảm bảo nhu cầu tình dục cũng như sinh sản.

Phụ nữ U50 và nỗi ám ảnh tiền mãn kinh: Làm sao để chăm sóc mình tốt hơn? - Ảnh 1.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung chia sẻ trong buổi Workshop

BS Kim Dung cho biết thêm: Chúng ta có thể bị bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng ở độ tuổi trung niên, có 3 loại bệnh vẫn luôn đe dọa chị em phụ nữ. Đó là bệnh lây qua đường tình dục, bệnh phụ khoa và ung thư.

Thứ nhất, "chuyện vợ chồng" ở lứa tuổi 45-50 bây giờ khác ngày xưa rất nhiều. Ngày nay, tuổi thọ của chúng ta nâng lên, chất lượng cuộc sống cao hơn nên phụ nữ 45-40 tuổi trẻ đẹp hơn ngày xưa nhiều lắm. Vì thế mà chuyện tình dục cũng duy trì tốt hơn. Do vậy mà nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục vẫn có thể diễn ra.

Thứ hai là bệnh phụ khoa. Bệnh phụ khoa phổ biến nhất mà chị em lứa tuổi này gặp phải là nấm gây hại. Tình trạng này thường tái phát lại do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là liên quan đến độ pH ở "vùng kín" của chị em. Vì vậy, để ổn định bệnh, chị em cần có kế hoạch điều trị đầy đủ, dứt điểm.

Thứ ba là bệnh ung thư, chủ yếu là ung thư ở cơ quan sinh sản. Theo BS Kim Dung, trước đây, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư đe dọa chị em tuổi mãn kinh nhiều nhất thì ngày nay tỉ lệ này đã giảm đi. Nguyên nhân là bởi tầm soát ung thư bây giờ đã được phổ cập khá lớn và nhờ tầm soát được ung thư nên khả năng chữa trị cũng đạt hiệu quả cao hơn. Mặc dù đi khám và tầm soát kỹ có thể giảm tỉ lệ phát triển ung thư ở độ tuổi mãn kinh nhưng không có nghĩa là chúng ta chủ quan trong việc phòng bệnh.

Điều phụ nữ cần làm để khỏe mạnh ở tuổi trung niên

Cũng tại buổi Workshop, BS Lê Thị Kim Dung đưa ra những lời khuyên giúp chị em tuổi trung niên biết cách chăm sóc mình tốt hơn, không những giữ cho mình khỏe mạnh mà còn đem lại cho bản thân sự cân bằng, hạnh phúc.

Ở tuổi 45-50, chị em cần khám sức khỏe tổng thể đều đặn, đặc biệt là các tầm soát ung thư. Làm tầm soát ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện sớm những nghi ngờ sẽ có hướng điều trị kịp thời và tốt nhất. Kiểm tra các bệnh khác, từ tim mạch, huyết áp... đến các phần phụ cũng vô cùng quan trọng.

Phụ nữ U50 và nỗi ám ảnh tiền mãn kinh: Làm sao để chăm sóc mình tốt hơn? - Ảnh 2.

Ở tuổi 45-50, chị em cần khám sức khỏe tổng thể đều đặn, đặc biệt là các tầm soát ung thư.

Sức khỏe tình dục ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng cần hết sức lưu ý. Ở tuổi này, ham muốn tình dục đã giảm, "chuyện vợ chồng" cũng không còn được như trước do estrogen giảm, độ pH "vùng kín" thay đổi nên không dễ dàng. Vì vậy, chị em cần đặc biệt chú ý đến việc cân bằng độ pH.

Với người trung niên thì độ pH cao nên bị khô rát, thiếu chất nhờn, dễ bị viêm nhiễm, nhất là bị nhiễm nấm gây hại. Ngoài ra do chế độ ăn nhiều thịt, ăn dưa chua, nhiều hoa quả lên men nên độ pH cũng tăng. Vì vậy, cần sử dụng các thực phẩm có vi khuẩn có lợi, cân bằng độ pH.

Bên cạnh đó, khi vệ sinh vùng kín, chị em để ý đến việc dùng dung dịch vệ sinh có pH trung tính tương thích pH sinh lý độ tuổi trung niên. Đồng thời chọn dung dịch làm sạch chứa Acid lactic, vốn là thành phần tự nhiên có trong âm đạo, sinh ra bởi lợi khuẩn lactobacillus giúp cân bằng pH để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại và nấm candida.

Phụ nữ U50 và nỗi ám ảnh tiền mãn kinh: Làm sao để chăm sóc mình tốt hơn? - Ảnh 3.

Chị em tuổi trung niên nên biết cách chăm sóc mình tốt hơn, không những giữ cho mình khỏe mạnh mà còn đem lại cho bản thân sự cân bằng, hạnh phúc.

Hơn nữa, ở lứa tuổi trung niên, chị em còn hay bị khô âm đạo. Ngoài việc bổ sung estrogen toàn thân để cải thiện dịch tiết tốt hơn, phòng ngừa lây nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục, chị em chú ý không thụt rửa khi vệ sinh. Chỉ cần vệ sinh bên ngoài bằng dung dịch vệ sinh có sepicalm với các amino acid cùng muối khoáng K, Mg và chất béo lipid là đủ giúp làm dịu da, giảm khô rát.

Cuối cùng, chị em cần chú ý giữ vệ sinh trong quan hệ vệ sinh vợ chồng, tập thể dục đều đặn để giữ sức khỏe tốt hơn.

Dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ: Rối loạn kinh nguyệt, khô hạn khi quan hệ với chồng, tóc rụng, da khô… Ngoài ra, nhiều chị em còn bị mất ngủ, ra mồ hôi ướt đẫm về đêm… do thiếu hụt estrogen. Nếu tìm được các biện pháp thiếu hụt đó thì sẽ dễ chịu hơn.
Chia sẻ