Những điều chị em nên biết khi sử dụng sữa chua (P.2)

Xeko,
Chia sẻ

Trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.

8. Không nên hâm nóng sữa chua

Không nên đun nóng sữa chua bởi vì sẽ làm mất đi các vi khuẩn axit lactic có lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của thức uống bổ dưỡng này. Tuy nhiên, nếu sữa chua được làm ấm thôi thì các các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua sẽ không những không bị “giết chết” mà còn tăng cường hoạt động và càng có lợi cho sức khỏe.

Bạn có thể cho túi hoặc cốc sữa chua vào nước ấm khoảng 45 độ C để cho sữa chua ấm lên. Về mùa đông, nên áp dụng biện pháp này sẽ rất tốt, nhất là với những người có họng mẫn cảm với thời tiết lạnh.


9. Sữa chua không phải cứ chua mới tốt

Thêm một điểm quan trọng cho người tiêu dùng là đừng tưởng sữa chua phải chua mới tốt. Khẩu vị chua nhiều hay ngọt lịm là chuyện nhỏ trong tay nhà sản xuất và nó không liên quan gì tới thành phần vi sinh trong sản phẩm.

10. Sữa chua – bí quyết làm đẹp của phụ nữ

Sữa chua chứa một lượng lớn axit lactic rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng chống viêm nhiễm, ức chế mụn trứng cá, khử trùng, giúp làm dịu làn da bị tổn thương do bỏng, vẩy nến...

Sữa chua rất giàu vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin E và caroten có thể ngăn chặn sự oxy hóa axit béo không bão hòa, giúp bảo vệ da và ngăn ngừa khô da. Sữa chua còn chứa vitamin C, có hiệu quả trong việc ức chế việc hình thành sắc tố làm da sạm đen. Do đó, việc sử dụng sữa chua lâu dài có thể làm cho da trắng, mềm, sáng và tăng độ đàn hồi của da. Bạn nên ăn một cốc sữa chua mỗi ngày, nếu sử dụng làm các loại mặt nạ, tốt nhất nên chọn sữa chua không đường.


11. Thai phụ có nên ăn sữa chua?

Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% trong số đó phải dùng thuốc nhuận tràng. Nguyên nhân là do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra còn do việc uống viên sắt để chống thiếu máu, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai nhi và yếu tố tâm lý gây nên.

Sữa chua là loại thức ăn có tác dụng chống và chữa táo bón khá hiệu quả. Tuy nhiên, cũng do tác dụng nhuận tràng của sữa chua mà phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn kỹ càng nguồn gốc sản phẩm, tránh chọn phải những loại sữa quá hạn sử dụng hoặc được chế biến một cách thủ công.

12. Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh. Sữa chua có tính axit cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ axit trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn), giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.

Trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.

Lưu ý thêm là nên cho trẻ súc miệng ngay sau khi ăn sữa chua. Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.
Chia sẻ