Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm

CHI CHI,
Chia sẻ

Bộ ảnh hào nhoáng đã cho thấy bức tranh u ám của giới thượng lưu, những con người không có gì ngoài tiền.

Nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia Lauren Greenfield đã dành tới 25 năm trong sự nghiệp để hoàn thành bộ phim tài liệu Generation Wealth (tạm dịch: Thế hệ giàu có). Tác phẩm của cô nhằm lột tả những nỗi ám ảnh về sự giàu có, địa vị, tuổi trẻ và sắc đẹp của con người trong thời hiện đại. Những bức hình và thước phim Greenfield đi khắp nơi để ghi lại đã truyền tải một câu chuyện đạo đức, một góc nhìn kinh tế và bất ngờ hơn cả, như một cuốn tự truyện.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 1.

Một bức ảnh trong Generation Wealth

Lúc đầu, người ta mong đợi những bức ảnh hào nhoáng về vẻ bề ngoài, về những trò hề của những người giàu có và nổi tiếng. Và thực sự có những nhân vật như vậy, ví dụ như Limo Bob sang trọng, đeo 15 kg vàng và kim cương. Nhưng cuối cùng tác phẩm là một hành trình giàu cảm xúc nhờ sự quan sát, phân tích và trải nghiệm của chính Lauren Greenfield - một người phụ nữ vô cùng giàu có và thành công trong sự nghiệp.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 2.

Limo Bob, người tự xưng là “Vua Limo,” ở Chicago, năm 2008. Là một doanh nhân chế tạo và cho thuê những chiếc xe limousine kỳ lạ, Bob đeo 15kg vàng và mặc một chiếc áo khoác lông dài do Mike Tyson tặng.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 3.

Kim Kardashian, 12 tuổi và chị gái Kourtney (thứ ba từ trái sang), 13 tuổi, tại một buổi khiêu vũ ở trường ở Bel-Air, Los Angeles, năm 1992.

Greenfield đã phỏng vấn, gặp gỡ và tiếp xúc với những người thuộc đỉnh cao tháp giàu có trong xã hội thuộc mọi ngành nghề. Nhân vật của cô trải rộng từ Kim Kardashian thời niên thiếu cho đến Eden Wood, hoa hậu nhí đăng quang năm 6 tuổi.

Những câu chuyện Greenfield kể về những gia đình giàu có tách biệt khỏi thế giới xung quanh, sống trong những bong bóng tách biệt với thực tế bởi đội quân bảo mẫu và người giúp việc. Cô đã đi từ Knightsbridge đến Monaco, Upper West Side và Hamptons, nơi sinh sống của những người giàu nhất trong xã hội đang giàu hơn bao giờ hết. Nhiều người trong số họ có 5, 6, 7 hoặc thậm chí hàng chục ngôi nhà ở những địa điểm đáng mơ ước nhất thế giới và không có gì lạ khi họ đưa bảo mẫu, gia sư và nhân viên an ninh đi cùng trên máy bay riêng. Những ngôi nhà của họ có thể có giá 135 triệu bảng như căn penthouse ở One Hyde Park mà một tỷ phú người Ukraine mua, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ dành nhiều thời gian sống ở đó.

Nữ nhiếp ảnh gia cho biết cảm giác vô lý của sự giàu có tột độ đã đến với cô khi cô đang ghi lại cuộc sống của gia đình Siegel, những người từng định xây dựng biệt thự riêng lớn nhất nước Mỹ. Khi tỷ phú David Siegel mất hàng tỷ USD trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, gia đình ông buộc phải di chuyển bằng máy bay thương mại và một trong những đứa trẻ đã quay lại hỏi: “Mẹ ơi, tất cả những người này đang làm gì trên máy bay của chúng con vậy?”.

Tuy nhiên, sau khi phục hồi khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, gia đình Siegel đã mua lại các căn nhà và mở rộng kế hoạch đầy tham vọng của mình. Ngôi nhà được xây dựng trên một ngọn đồi nhân tạo trong một cộng đồng ở Orlando sẽ có 14 phòng ngủ, 32 phòng tắm, gara chứa được 30 ô tô, sân chơi bowling, 5 bể bơi (3 trong nhà, 2 ngoài trời), một rạp chiếu phim hai tầng và một phòng khiêu vũ có sức chứa 500 khách. 

Greenfield nói: "Họ đã nhận ra rằng gia đình mới là quan trọng. Tuy nhiên, họ đang quay trở lại việc xây dựng những ngôi nhà lớn hơn và sang trọng hơn. Tôi tự hỏi, liệu chúng ta có thực sự học được điều gì từ cuộc khủng hoảng tài chính hay chúng ta chỉ quay lại vòng lặp cũ?".

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 4.

Elizabeth, 15 tuổi, con gái của một ông trùm vận tải biển người Nga, trong buổi tiệc khiêu vũ Tatler Debutante Ball ở Moscow, với hình xăm Chanel giả trên tay.

Greenfield cũng giới thiệu cho chúng ta những nhân vật bị ám ảnh bởi sự tích lũy của cải. Greenfield nói về nhân vật của mình: "Cho dù mọi người có bao nhiêu, họ vẫn muốn nhiều hơn nữa". Cô đã gặp Florian Homm, một nhà quản lý quỹ sống lưu vong ở Đức để tránh bị dẫn độ sang Mỹ, nơi anh ta bị kết án 225 năm tù. Homm, người đã lừa gạt các nhà đầu tư của mình hàng trăm triệu đô la, nói với Greenfield rằng đạo đức đã thay đổi vào những năm 80: "Hệ thống giá trị đã thay đổi hoàn toàn. Vấn đề không phải là bạn là ai mà là bạn có giá trị như thế nào… Đạo đức hoàn toàn không có tác dụng trong hệ thống giá trị đó".

Homm sau đó đã bị bắt khi đang tham quan bảo tàng Uffizi ở Florence, Italy.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 5.

Florian Homm, tội phạm lừa đảo bị kết án 225 năm tù ở Mỹ.

Lauren Greenfield chưa bao giờ muốn trở thành một chuyên gia về người giàu hoặc đưa ra phán xét về cuộc sống hoặc cách chi tiêu của họ: “Tôi chỉ muốn trở thành người hướng dẫn, đưa người xem vào một cuộc hành trình và giúp họ hiểu được sự thay đổi trong xã hội hiện đại”. Cô thừa nhận đã khóc vài lần khi biên tập cuốn sách ảnh và bộ phim tài liệu của mình.

Một số hình ảnh khác trong tác phẩm của Lauren Greenfield:

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 6.

Một bệnh nhân 49 tuổi đang hồi phục sau phẫu thuật thẩm mỹ toàn mặt, đang ăn trưa trong phòng riêng tại Serenity, một cơ sở chăm sóc sang trọng có đầu bếp riêng và các liệu pháp spa ở Santa Monica, California, 2006.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 7.

Phụ nữ mua Givenchy, Ferragamo, Prada, Fendi và các túi xách hàng hiệu khác tại sự kiện Bag Lunch hàng năm, được tổ chức tại biệt thự ở Beverly Hills để quyên góp cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, năm 2014.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 8.

Sara Jane Ho, 28 tuổi, dạy các kỹ năng nghi thức cho người giàu, chẳng hạn như cách phát âm chuẩn các tên thương hiệu xa xỉ nước ngoài, tại Bắc Kinh, năm 2014.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 9.

Adam, 13 tuổi và một vũ công được thuê để giải trí trong bữa tiệc tại hộp đêm Whiskey a Go Go ở Tây Hollywood, 1992.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 10.

Người chiến thắng cuộc thi Hoa hậu nhí Mỹ, Eden Wood, 6 tuổi, ở Los Angeles, 2011.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 11.

Lauren Greenfield chụp ảnh chính mình trong Phòng Tổng thống tại khách sạn Burj Al Arab, Dubai, UAE, 2009.

Nhiếp ảnh gia dành 25 năm chụp lại cuộc sống giới siêu giàu và những điều rút ra đằng sau khiến người xem suy ngẫm- Ảnh 12.

Ilona, một nhiếp ảnh gia và cựu người mẫu gốc Latvia, trong thư viện gác lửng tại nhà cô, nơi cho đến nay chỉ chứa các cuốn photobook tự xuất bản về các bức ảnh thời trang của cô, Moscow, 2012.

Nguồn: Artnet

Chia sẻ