Nếu móng tay của bạn cũng méo mó như của người đàn ông này hóa ra cảnh báo một căn bệnh vô cùng nguy hiểm!

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Những vết lõm nhỏ xíu đã phát triển hơn 3 năm và cho đến khi đi khám thì các bác sĩ đã chẩn đoán anh mắc bệnh nguy hiểm này.

Người đàn ông bị rỗ móng tay, khi đi khám mới ngỡ ngàng mình bị bệnh vẩy nến

Hầu hết mọi người quen thuộc với tình trạng da mãn tính biết rằng bệnh vẩy nến gây ra những vết đỏ, bong vảy như mảng vữa. Nhưng một báo cáo về trường hợp mới mắc bệnh vẩy nến trong Tạp chí Y học New England (NEJM) mới đây chỉ ra triệu chứng ít gặp hơn của căn bệnh này: Rỗ móng tay.

Nếu móng tay của bạn cũng méo mó như của người đàn ông này hóa ra cảnh báo một căn bệnh vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 1.

Hầu hết mọi người quen thuộc với tình trạng da mãn tính biết rằng bệnh vẩy nến gây ra những vết đỏ, bong vảy như mảng vữa.

Trong báo cáo, 2 chuyên gia Juan A. Moreno-Romero và Ramon Grimalt nêu rõ chi tiết trường hợp bệnh nhân nam (28 tuổi) giấu tên xuất hiện tại phòng khám da liễu để trao đổi với bác sĩ về những thay đổi trên móng tay hơn 3 năm nay. Trên móng tay người đàn ông này xuất hiện những lỗ nhỏ trông không được mịn màng, móng tay cũng chuyển đổi sang màu vàng bất thường.

Bác sĩ khi ấy thăm khám và phát hiện người đàn ông này có mảng vẩy trên khuỷu tay và đầu gối, sau đó được chẩn đoán bị bệnh vẩy nến, theo Quỹ Bệnh vẩy nến quốc gia Mỹ, căn bệnh được cho là ảnh hưởng đến 3% số người trên toàn thế giới. Theo NPF, bệnh tự miễn thường xuất hiện lần đầu trong độ tuổi từ 15 đến 25, mặc dù bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này ở mọi lứa tuổi.

Nếu móng tay của bạn cũng méo mó như của người đàn ông này hóa ra cảnh báo một căn bệnh vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 2.

Căn bệnh được cho là ảnh hưởng đến 3% số người trên toàn thế giới.

Mặc dù những thay đổi về móng có thể không phải là điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghĩ đến tình trạng da, nhưng chúng thực sự phổ biến ở những người bị bệnh vẩy nến. Ngoài việc rỗ và đổi màu, bệnh vẩy nến cũng có thể làm cho móng dày hoặc phát sinh tình trạng nấm móng. Trong khi những thay đổi về móng là phổ biến nhất ở những người bị viêm khớp vẩy nến - một loại viêm khớp phát triển ở những người mắc bệnh vẩy nến - bệnh nhân trong báo cáo NEJM "không có sự đau khớp, sưng, hoặc cứng khớp," các bác sĩ cho biết.

Rỗ móng tay thường được bác sĩ nhận định có thể là bệnh vẩy nến, mặc dù nó không phải là mối quan tâm sức khỏe duy nhất có thể gây ra những vết lõm nhỏ. "Các dấu hiệu khác bên cạnh rỗ móng tay có thể là rụng tóc từng vùng, viêm da dạng chàm", báo cáo cho hay.

Nếu bạn nhận thấy rỗ móng tay xuất hiện đừng vội bỏ qua nó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được điều trị đúng cách. Sau 6 tháng điều trị, người đàn ông này đã đánh bay vết rỗ cùng những mảng bám trên da.

Nếu móng tay của bạn cũng méo mó như của người đàn ông này hóa ra cảnh báo một căn bệnh vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 3.

Nếu bạn nhận thấy rỗ móng tay xuất hiện đừng vội bỏ qua nó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được điều trị đúng cách.

Bệnh vẩy nến – Càng bị stress thì bệnh càng nặng thêm, hiện chưa có thuốc chữa khỏi dứt điểm

Theo TS Lê Hữu Doanh (Phó Giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương), bệnh vẩy nến là bệnh da mãn tính. Nhiều người cảm thấy vô cùng xấu hổ và ngại ngùng khi mắc bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh vẩy nến ảnh hưởng tới sức khỏe của khoảng 2-3% dân số thế giới. Hiện có khoảng 125 triệu người mắc bệnh. Ở Việt Nam tuy chưa có số liệu điều tra chính xác nhưng theo ước tính có từ 1,5-2% dân số mắc bệnh vẩy nến.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến bao gồm xuất hiện các mảng và sẩn màu đỏ có vẩy trắng bạc. Khi cạo nhẹ vảy bong ra để lại ở dưới những đốm máu nhỏ. Sẩn hoặc đám thương tổn nhỏ tụ lại thành mảng lớn. Các thương tổn có thể có ở toàn thân nhưng có một số vị trí rất hay gặp là đầu, ngón tay, bàn tay- bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, ụ ngồi, mông và cẳng chân. Bệnh thường đối xứng hai bên cơ thể, mặt ít khi bị tổn thương.

Nếu móng tay của bạn cũng méo mó như của người đàn ông này hóa ra cảnh báo một căn bệnh vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 4.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh vẩy nến ảnh hưởng tới sức khỏe của khoảng 2-3% dân số thế giới.

Bệnh vẩy nến thể thông thường, gồm vảy nến thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng. Vảy nến thể đặc biệt: Thể đảo ngược, thể ở lòng bàn chân-bàn tay, thể đỏ da toàn thân vẩy nến, thể mủ, vảy nến móng-khớp, viêm đầu chi liên tục, vảy nến niêm mạc. Trong đó, vẩy nến thông thường là bệnh thường gặp hơn cả.

Bệnh ở da đầu có đặc điểm là nhiều vảy da bong, không gây rụng tóc nhưng hay ngứa và gây phiền phức cho người bệnh vì vảy da bong liên tục. Trái lại, các thương tổn vảy nến ở kẽ mông, sinh dục thì lại có ít vảy da do vùng da đó ẩm ướt. Móng tay, móng chân bị tổn thương với biểu hiện móng bị tách, móng sùi dễ gãy, có các vết rỗ trên móng.

Tổn thương móng trong vẩy nến dễ bị chẩn đoán nhầm là nấm móng. Thương tổn móng có thể cùng với thương tổn khớp do vẩy nến và cũng là biểu hiện làm cho người bệnh rất ngại ngùng khi giao tiếp. Hơn nữa, nhiều trường hợp gây biến dạng móng và khớp để lại di chứng trầm trọng cho người bệnh.

Nếu móng tay của bạn cũng méo mó như của người đàn ông này hóa ra cảnh báo một căn bệnh vô cùng nguy hiểm! - Ảnh 5.

Tổn thương móng trong vẩy nến dễ bị chẩn đoán nhầm là nấm móng.

Bệnh thường xuất hiện ở tuổi ngoài 20, có thể gặp ở người lớn tuổi ngoài 50, đôi khi ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh vẩy nến là như nhau ở nam và nữ. Các yếu tố có thể làm bệnh vẩy nến nặng hơn là các sang chấn như gãi, chà sát mạnh, nhiễm trùng mà thường là nhiễm liên cầu, các stress tâm lý, sử dụng thuốc corticosteroid, lithium, các thuốc chống sốt rét, interferon... Rượu cũng là tác nhân làm cho bệnh nặng lên.

"Bệnh vẩy nến không gây chết người nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh", TS Lê Hữu Doanh khẳng định. Để chẩn đoán bệnh có thể tiến hành làm sinh thiết. Bệnh không lây, hiện chưa có cách chữa khỏi. Mặc dù vậy, việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tốt nhất.

Chia sẻ