Mỗi ngày nói chuyện với con về 10 điều này trước khi đi ngủ, trong nửa năm, con tôi bỗng thay đổi đáng kinh ngạc

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Trên thực tế, có rất nhiều chủ đề chúng ta có thể nói với con mình.

Với tư cách là cha mẹ, bạn có một cuộc trò chuyện ấm áp với con trước khi đi ngủ không? Đừng coi thường một hành động đơn giản như vậy, nó không chỉ giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc, căng thẳng trong ngày mà còn là "vũ khí thần kỳ" hữu hiệu nhất để nâng cao mối quan hệ cha mẹ và con cái!

Trên thực tế, có rất nhiều chủ đề chúng ta nói với con mình. Ngay cả khi chúng ta chỉ nói những điều "vô nghĩa" thì đó cũng là một loại giáo dục.

Mỗi ngày nói chuyện với con về 10 điều này trước khi đi ngủ, trong nửa năm, con tôi bỗng thay đổi đáng kinh ngạc- Ảnh 1.

Ảnh minh học

Một bà mẹ ở Trung Quốc cho biết, sau nửa năm trò chuyện vô thưởng vô phạt" với con về 10 chủ đề này, con chị ngày càng ngoan ngoãn, yêu thích việc học tập và khám phá hơn:

1. Chia sẻ về 1 ngày ở trường

Hỏi: "Con ơi, hôm nay ở trường có chuyện gì đặc biệt thú vị xảy ra không?". Chúng ta có thể tìm hiểu về việc học tập và cuộc sống ở trường dựa trên câu trả lời của trẻ. Khuyến khích trẻ chia sẻ những gì nhìn thấy, nghe thấy, hướng dẫn trẻ tập trung vào kiến thức tiếp thu trong ngày, v.v., giúp hình thành và nuôi dưỡng niềm hứng thú, thói quen trong học tập.

2. Cảm xúc vui vẻ

Hỏi: "Con ơi, hôm nay điều gì con thấy hạnh phúc nhất?". Chủ đề này cho phép trẻ nhớ lại những điều vui vẻ xảy ra ngày hôm đó, củng cố trải nghiệm cảm xúc tích cực và nuôi dưỡng thái độ lạc quan.

3. Khó khăn, thách thức

Hỏi: "Con ơi, hôm nay con có gặp khó khăn hay điều gì khó chịu không?". Khi một đứa trẻ nói về những khó khăn gặp phải, chúng ta dành cho con sự hỗ trợ và động viên phù hợp, giúp con học cách đối mặt và giải quyết, đồng thời trau dồi khả năng tự giải quyết vấn đề.

4. Những khám phá mới lạ

Hỏi: "Con ơi, hôm nay con vó khám phá được điều gì mới mẻ và thú vị không?". Khuyến khích trẻ suy nghĩ và thể hiện sự tò mò của mình. Chúng ta có thể hướng dẫn và nâng điểm thêm dựa trên những câu trả lời, điều này sẽ giúp kích thích khả năng tư duy và ham muốn khám phá của bé.

5. Ước mơ và điều ước

Hỏi: "Con ơi, lớn lên con muốn làm nghề gì hoặc lớn lên muốn trở thành ai?". Câu hỏi này giúp trẻ mạnh dạn suy nghĩ, xác định hoài bão và bày tỏ mong muốn của mình. Chúng ta có thể hướng dẫn con mình đặt ra mục tiêu và khuyến khích chúng theo đuổi ước mơ một cách độc lập.

6. Mối quan hệ giữa các cá nhân

Hỏi: "Con yêu, hôm nay con đã chơi trò chơi gì vui với bạn bè ở trường?". Câu hỏi này chủ yếu là tìm hiểu hoàn cảnh xã hội của trẻ, hướng dẫn trẻ học cách giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân và dạy các kỹ năng xã hội. Tất nhiên, bạn cũng có thể biết được liệu đứa trẻ có bị đối xử bất công và bắt nạt ở trường hay không.

7. Khám phá vẻ đẹp cuộc sống

Hỏi: "Con yêu, con nghĩ điều gì là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với con?". Có lẽ câu trả lời của trẻ sẽ tương đối "hời hợt". Ví dụ, câu trả lời có thể là "những bông hoa nhỏ", "đồ ăn nhẹ", "đồ chơi", v.v. Nhưng điều này không ngăn cản trẻ khám phá và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống, hình thành cái nhìn tích cực, tràn đầy tình yêu cuộc sống.

8. Chuyện kể trước giờ đi ngủ

Hỏi: "Con yêu, bây giờ là giờ kể chuyện, con muốn nghe câu chuyện nào trước khi chìm vào giấc ngủ?". Trước khi đi ngủ, hãy kể cho con nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ dựa trên mong muốn của chính con để tạo bầu không khí ấm áp, yên bình, giúp con thư giãn và chìm vào giấc ngủ yên bình.

9. Kỳ vọng vào ngày mai

Hỏi: "Con ơi, ngày mai con có điều gì đặc biệt mong chờ không?". Thông qua câu hỏi này, sự khao khát về tương lai của trẻ có thể được kích thích, từ đó làm tăng sự nhiệt tình, nhiệt huyết của trẻ và hình thành thái độ lành mạnh, hướng lên đối với cuộc sống.

10. Biết ơn

Hỏi: "Con yêu, hôm nay có ai làm điều gì đặc biệt mà con cảm thấy rất biết ơn không?". Có tấm lòng biết ơn sẽ giúp trẻ có được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống tương lai. Câu hỏi này nhắc trẻ nhìn lại cuộc sống hàng ngày của mình, học cách biết ơn và trân trọng những đóng góp của người khác.

Khi cha mẹ và con trò chuyện, cha mẹ nên chú ý 5 điểm

👉Hãy chú ý đến cảm xúc của con bạn: Trong quá trình trò chuyện, hãy chú ý đến những thay đổi trong cảm xúc của trẻ, lắng nghe cẩn thận những suy nghĩ, cảm xúc của trẻ và phản hồi tích cực, động viên phù hợp.

👉Tránh chỉ trích, buộc tội: Trong quá trình trò chuyện, cha mẹ không được chỉ trích lời nói và việc làm của con, để không làm mất đi sự nhiệt tình và tự tin của trẻ.

👉Hướng dẫn trẻ diễn đạt: Khi nói về chủ đề, chúng ta nên chú ý đến kỹ năng hướng dẫn, khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm nhiều hơn.

👉Mở rộng chủ đề: Cuộc trò chuyện không nhất thiết phải giới hạn ở một chủ đề nhất định mà có thể mở rộng để hướng dẫn trẻ suy nghĩ, khám phá nhiều lĩnh vực hơn, đồng thời kích thích trí tò mò, hứng thú học tập của trẻ.

👉Tạo niềm tin: Hãy là một người biết lắng nghe để thiết lập mối quan hệ tin cậy và thân mật, để con có thể cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của cha mẹ.

Chia sẻ