Chảy máu cam ở trẻ

Thúy Phạm/Uaua,
Chia sẻ

Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ thường không đáng lo ngại lắm, tuy nhiên, tình trạng này kéo dài gây nguy hiểm cho em bé và có thể gây ra thiếu máu, chậm tăng trưởng, phát triển và dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.

Chảy máu cam ở trẻ em là một trong chảy máu tự phát thường xuyên nhất. Những hiện tượng này xảy ra một cách bất ngờ và đôi khi khiến cho các bậc cha mẹ lo sợ. Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ thường không đáng lo ngại lắm vì ở đầu vách ngăn mũi có một vị trí được gọi là điểm mạch rất nhạy cảm. Tuy nhiên, chảy máu cam kéo dài gây nguy hiểm cho em bé và có thể gây ra thiếu máu, chậm tăng trưởng, phát triển và dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.

Do đó, mỗi phụ huynh cần xác định hình thức chảy máu cam và xử lý cho các bé đúng cách.

Hầu hết chảy máu cam xảy ra trong khi trẻ ngủ và hoàn toàn bất ngờ. Một số trường hợp sẽ tự ngưng chảy máu, nhưng một số lại kéo dài và không dừng lại mà không có sự can thiệp.

Chảy máu mũi có nhiều nguyên nhân và có thể là điềm báo trước của căn bệnh nghiêm trọng. Do đó, không bao giờ là quá muộn để thăm khám và tìm hiểu những lý do cho hiện tượng khó chịu này.

Nguyên nhân chảy máu cam

90% trường hợp chảy máu mũi có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ. Có những tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ chơi các bộ phận nhỏ, chúng cho vào mũi rồi quên nó đi hoặc là sợ để người lớn biết và chảy máu cam là không thể tránh khỏi.

Một lý do khác gây ra chảy máu cam ở trẻ có thể là các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết các trường hợp của trẻ em là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

Đừng quên kiểm tra mức độ ẩm trong phòng em bé là do không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn của nó. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam.

Một nguyên nhân rất thường gặp trong mùa hè là trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.

Viêm mũi mãn tính một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi.

Các nguyên nhân khác

Vì lý do có tính chất chung là bệnh máu, ví dụ bệnh ưa chảy máu, bệnh gan mãn tính, bệnh viêm xoang mũi mãn tính và các xoang cạnh mũi. Thiếu vitamin C, các bệnh di truyền, liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, viêm mạch máu… tất cả những điều này làm tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến chảy máu cam. 

Nói chung các nguyên nhân gây chảy máu mũi đều cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ và trải qua một loạt các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm để có chẩn đoán chính xác.



Xử trí đầu tiên khi trẻ chảy máu cam

Nếu con của bạn bị chảy máu từ mũi, bạn ngay lập tức xử lý để cầm máu và sau đó cho con tới gặp bác sỹ. Lần đầu tiên nhìn thấy máu trẻ có thể rất hoảng sợ, đó là lý do tại sao huyết áp tăng và khiến chảy máu trở nên mạnh hơn. Vì thế, bạn cần giúp con bình tĩnh và giải thích cho chúng rằng điều này không đáng sợ, nó không làm tổn thương và sẽ sớm vượt qua nó.

Để trẻ ngồi trên một cái ghế, trong bất kỳ trường hợp nào, không để cho trẻ đi và tránh để trẻ ngửa đầu ra - điều này sẽ dẫn đến rò rỉ máu trong cổ họng, ho, nôn mửa và đóng góp thêm vào sự rò rỉ máu.

Cho trẻ cúi đầu về phía trước, bóp cánh mũi của trẻ lại, dùng khăn tay hoặc bông gòn để bịt lỗ mũi ngăn không cho máu chảy ra. Giữ mũi trẻ trong vòng 10 phút, nhớ để ý thời gian chính xác, đừng giữ lâu quá. Tránh để trẻ ngửa đầu ra đằng sau trong lúc đang chảy máu cam. Làm như vậy sẽ khiến cho máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào bao tử và có thể gây khó chịu và gây buồn nôn.

Cách ngăn chặn máu

Bạn cũng có thể đặt một vật thể lạnh vào mũi của trẻ. Nó có thể là một chiếc khăn được ngâm trong nước đá hoặc khăn lạnh để giảm lưu thông máu trong mũi và cầm máu.

Sau khi máu mũi ngưng chảy, bạn nên kiểm tra lại nhịp tim và huyết áp của trẻ. Lúc đó nhớ đừng để con của bạn thổi mũi hoặc xì mũi để tránh kích thích trở lại. 

Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm.

Cách phòng bệnh

Vì chảy máu mũi có rất nhiều nguyên nhân nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở tai mũi họng, để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử lý triệt để chảy máu mũi.

Ngoài ra, 2 lần một tuần bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương.

Chia sẻ