Độc đáo những "cỗ máy" đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Phạm Nguyễn,
Chia sẻ

Để phục vụ hàng chục ngàn du khách đến tham dự lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, nhiều nhóm nấu ăn đã mang đến những "cỗ máy" đúc bánh xèo và nấu ăn để tăng năng suất.

Lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1868–2023), lần thứ 152, được diễn ra từ ngày 24-26/10 (nhằm ngày 10-12/9 Âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân địa phương và các vùng lân cận về lễ bái.

Để phục vụ hàng chục ngàn du khách, nhiều nhóm nấu ăn đã mang đến những "cỗ máy" đúc bánh xèo để tăng năng suất.

Phóng viên Tiền Phong ghi lại một số hình ảnh tại sự kiện này tại khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 1.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 2.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 3.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 4.

Bên trong Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, đông đảo người dân từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau đã tham dự lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Nhiều gia đình người dân sống gần khu di tích cũng đặt bàn thờ ngay trước nhà để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 5.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 6.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 7.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 8.

Đây là nhóm nấu ăn tại huyện Tân Trụ (Long An), đa phần các thành viên đều ở gần khu di tích đến góp công thiện nguyện nấu ăn cho lễ hội.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 9.

Tại khu vực đổ bánh xèo, rất đông người dân bị thu hút bởi những "cỗ máy" đổ bánh xèo của nhóm nấu ăn đến từ huyện Chợ Mới (An Giang).

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 10.

Khu vực này có 6 máy, mỗi máy đổ 10 bánh/mẻ nhưng người thợ làm luôn tay, bánh ra bao nhiêu hết bấy nhiêu.

Cỗ máy đổ bánh xèo tại lễ giỗ AHDT Nguyễn Trung Trực

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 12.

Ông Năm Phụng cho biết: "Tôi theo làm thiện nguyện đổ bánh xèo được 3 năm rồi. Sáng giờ, tôi đổ được 4 bao gạo 50 kg rồi, chắc hơn 5.000 cái bánh rồi".

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 13.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 14.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 15.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 16.

Tuy công việc vất vả nhưng nhóm đổ bánh xèo Tư Cuôl (An Giang) vẫn luôn tươi vui khi phục vụ. "Càng đổ càng vui, chả thấy mệt. Thấy người dân đứng chờ bánh, rồi xin thêm mình tự nhiên quên hết mệt", cô 6 Mai (70 tuổi) chia sẻ.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 17.

Ông Huỳnh Văn Giàu (ngụ huyện Chợ Mới, An Giang) tự chở lò, chảo từ An Giang lên để phục vụ lễ hội.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 18.

Nhóm nấu ăn Tư Đậm đến từ huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thực hiện làm kem thủ công tại chỗ.

Độc đáo những 'cỗ máy' đổ bánh xèo tại lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực - Ảnh 19.

Rất đông thực khách, nhất là mấy bạn học sinh đứng chờ đến lượt nhận kem.

Nguyễn Trung Trực người gốc Bình Định. Sau khi thực dân Pháp nhiều lần đánh phá duyên hải Trung bộ, gia đình ông phiêu bạt vào Nam định cư tại tỉnh Long An. Đến khi thực dân Pháp chiếm các tỉnh Nam kỳ, ông là một trong những người đầu tiên ở Nam bộ phất cờ khởi nghĩa, tụ họp nghĩa quân kháng Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX. Ngày 10/12/1861, dưới sự giúp đỡ của nhân dân và hương chức làng Nhựt Tảo, Nguyễn Trung Trực cùng với nghĩa quân đốt tàu chiến L'Espérance được xem là hiện đại lúc bấy giờ của thực dân Pháp.

Sau đó, Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân chống Tây trên khắp mặt trận miền Đông, miền Tây Nam bộ, lập nên những chiến công vang dội khiến quân thù bạt vía.

Để cứu nghĩa quân và nhân dân tránh hỏi cuộc tàn sát đẫm máu của thực dân Pháp, ông quyết định nộp mình cho giặc.

Trước pháp trường ông dõng dạc tuyên bố: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".


Chia sẻ