BÀI GỐC Màu sắc trang phục đi làm tiết lộ điều gì về các chị em công sở?

Màu sắc trang phục đi làm tiết lộ điều gì về các chị em công sở?

Bề ngoài chỉn chu sẽ giúp chị em ghi điểm lớn trong mắt đồng nghiệp và đối tác.

1 Chia sẻ

DingTalk là thứ oái oăm gì mà khiến các sếp thích mê, còn dân công sở ở nhà làm online lại tỏ ra sợ hãi?

Bi Yu,
Chia sẻ

Chà! Slack, Skype, hay Whatsapp cũng khó mà địch được với DingTalk về độ ghê gớm khi quản lý nhân viên làm việc từ xa.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều công ty đã cho phép nhân viên được làm việc tại nhà để đảm bảo sức khỏe.

Chỗ làm của các chị em trao đổi công việc qua ứng dụng nào? Có dễ thở hơn DingTalk - một công cụ làm việc văn phòng đang rất được lòng các sếp Trung Quốc nhưng khiến nhân viên... sợ hãi.

DingTalk là gì?

Xuất hiện vào năm 2014, ứng dụng DingTalk – vốn được gọi là "Ding Ding" trong tiếng Trung Quốc vì âm thanh nó phát ra khi có tin nhắn – là một phần trong những nỗ lực của Alibaba nhằm cạnh tranh với đối thủ Tencent, chủ sở hữu của ứng dụng nhắn tin WeChat.

DingTalk là một ứng dụng hội thoại dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ gã khổng lồ Alibaba. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hơn 10 triệu công ty đã sử dụng ứng dụng này để làm việc từ xa, lượng người sử dụng DingTalk đã tăng từ 200.000 lên đến hơn 400.000 người (97% là người Trung Quốc) trong thời gian rất ngắn.

Dingtalk là gì mà lại khiến dân công sở Trung Quốc khóc thét khi làm việc tại nhà trong mùa dịch? - Ảnh 1.

Sứ mệnh của DingTalk được truyền tải qua thông điệp rất kêu “Make business easier” (Kinh doanh dễ dàng hơn), ứng dụng này đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hệ thống bán lẻ, trường học, sản xuất kinh doanh…

DingTalk hoạt động như thế nào để các nhà quản lý dễ bề kiểm soát công ty?

Mọi thông tin đều được đẩy lên rất nhanh trên hệ thống chat của DingTalk, viết một bài mới hay nhắn tin khẩn là chỉ 1s sau tất cả nhân viên đều đã nắm được thông tin rồi.

Dingtalk là gì mà lại khiến dân công sở Trung Quốc khóc thét khi làm việc tại nhà trong mùa dịch? - Ảnh 2.

Ai làm gì, đã đọc tin nhắn của mình chưa thì đồng nghiệp đều biết hết. DingTalk được lập trình đầy đủ những chức năng Chấm công, Conference call (để họp bàn trực tiếp), Project Manager (để quản lý dự án), DingTalk Live-streaming (để đào tạo và hướng dẫn nhân viên),... nói chung là đầy đủ từ A-Z, không thiếu thứ gì như khi đi làm ở công ty chị em ạ!

Tại sao DingTalk khiến giới công sở sợ hãi?

Mặc dù hữu ích là vậy, nhưng chính vì sự kiểm soát nhân viên sát sao đến từng chân tơ kẽ tóc mà DingTalk chẳng được lòng giới văn phòng Trung Quốc cho lắm. Họ cho rằng công cụ này khiến các nhà lãnh đạo kiểm soát quá gay gắt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cá nhân thường nhật của họ.

Ứng dụng năng suất từ gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba từ lâu đã có một mối quan hệ yêu đương xen lẫn hận thù với giới lao động Trung Quốc.

Dingtalk là gì mà lại khiến dân công sở Trung Quốc khóc thét khi làm việc tại nhà trong mùa dịch? - Ảnh 3.

- Khi người quản lý nhắn tin cho nhân viên, các tin nhắn sẽ được gửi đến không chỉ trong ứng dụng, mà còn thông qua các cuộc gọi và tin nhắn tự động trên điện thoại. Sau đó, nhà quản lý sẽ nhận được thông báo về tình trạng đã đọc/chưa đọc, khiến các nhân viên không thể trốn tránh việc trả lời một khi đã lỡ đọc tin nhắn trong lúc nghỉ vì hệ thống sẽ tự động đánh dấu là "đã đọc". Một nhà quản lý doanh nghiệp có thể gửi tối đa 10.000 tin nhắn mỗi ngày trong ứng dụng cơ đấy.

- Trong khi đó, chức năng báo giờ check-in/check-out của DingTalk chính là tính năng mà các anh chị em văn phòng sợ nhất. Trước khi vào giờ làm, DingTalk sẽ gửi lời nhắc rằng bạn còn bao nhiêu thời gian trước khi phải bắt tay vào công việc. Các sếp sẽ nắm bắt được giờ làm việc của từng nhân viên một.

Nếu sếp yêu cầu bạn kích hoạt vị trí trên điện thoại, DingTalk sẽ cho nhà quản lý biết liệu bạn có thật sự đang ở địa điểm mà bạn khai báo hay không, ai mà lươn lẹo là sẽ bị bắt tại trận ngay.

Ngoài khả năng báo giờ đến văn phòng, DingTalk còn có chức năng nhận dạng khuôn mặt, yêu cầu nhân viên phải cười khi quét khuôn mặt để xác nhận chính chủ. Nói chung là không chạy đâu cho thoát được!

Dingtalk là gì mà lại khiến dân công sở Trung Quốc khóc thét khi làm việc tại nhà trong mùa dịch? - Ảnh 3.

Rating thảm hại!

Theo dữ liệu từ công ty phân tích App Annie, DingTalk đã nhận được hơn 15.000 đánh giá một sao, trong khi đó chỉ có hơn 2000 người đánh giá năm sao vào 11/2/2020. Sở dĩ DingTalk bị “ghẻ lạnh” như vậy là do tin đồn rằng các ứng dụng có xếp hạng dưới một sao sẽ bị xóa, các anh chị em vì thế vô cùng tích cực để mong vị “giám sát online” này bay màu.

Vào 17/2, App Annie đã ghi nhận rằng lượt xếp hạng năm sao bắt đầu tăng dần, có vẻ mọi người sống chung với lũ đã quen, thay vì bài trừ một cách tiêu cực thì đã có cái nhìn cởi mở hơn với DingTalk.

DingTalk cũng rất tự tin khẳng định rằng, đối tượng họ hướng đến không phải là người dùng mà là đội ngũ lãnh đạo của các công ty. Bởi vậy, mọi đánh giá một sao theo phong trào cũng chẳng ảnh hưởng đến họ lắm… miễn các sếp vẫn thích là được!

Dingtalk là gì mà lại khiến dân công sở Trung Quốc khóc thét khi làm việc tại nhà trong mùa dịch? - Ảnh 5.

Dù ứng dụng có khắt khe đến đâu, nhân viên cứ làm ăn chuẩn chỉnh, công khai minh bạch thì làm gì có ai bắt bẻ được. "Cây ngay không sợ chết đứng", dù làm việc ở công ty hay ở nhà thì chị em vẫn phải đảm bảo năng suất công việc, có như vậy mới không bị chây ỳ và thụt lùi so với đồng nghiệp khác chứ!

Mùa dịch này cứ ở nhà chăm chỉ làm việc, chuẩn bị cho mình một tâm hồn đẹp, các kĩ năng còn thiếu... đừng ra ngoài mà rước bệnh vào thân chị em nhé!

Tải về DingTalk để dùng thử ngay nào: iOS / Android / PC

 - Ảnh 1.

(Tham khảo TN)

Chia sẻ