Sài Gòn:

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp "chầu trời" đã bị... bắt

Tấn Rin,
Chia sẻ

Nhiều con cá chép vừa được thả xuống, chưa kịp quen nước thì đã nằm lọt thỏm trong các mẻ lưới hoặc cắn câu.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Theo phong tục của người Việt thì Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Đây là ngày mà ông Táo về chầu trời để bẩm báo mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng, cho đến đêm Giao thừa thì Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Phương tiện để ông Táo về chầu trời là cá chép nên ngay từ ngày 22 âm lịch, tại Sài Gòn nhiều người đã tìm mua những con cá chép đỏ, khoẻ mạnh để làm phương tiện cho ông Táo về thiên đình.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Sáng sớm ngày 23 âm lịch, nhiều người dân đã kéo đến các khu vực gần sông Sài Gòn, hồ để thả cá chép.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Cá được đựng trong túi ni lông lẫn cả những xô lớn

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Chuẩn bị thả cá chép xuống sông

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Nhiều người cẩn thận thả từng con một sát mặt nước để hạn chế tổn thương cho cá.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Nhưng không nhiều người được kiên nhẫn như vậy.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Hành trình trở về thiên đình của những chú cá chép không dễ dàng chút nào bởi khi vừa được thả xuống, chưa kịp quen nước thì chúng đã nhanh chóng nằm lọt thỏm trong những mẻ lưới của những người bắt cá.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Một cần thủ câu được một con cá chép to vừa được thả cách đó ít phút.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Thế nên, nhiều chú cá chép được thả nhưng không biết có kịp "hoá rồng" hay không.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Nhiều gia đình còn mang theo trẻ nhỏ để dạy các em về ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp, thế nhưng phía sau thì người khác đã chuẩn bị vợt, cần câu chỉ chờ các được thả xuống để bắt.

Cá chép tiễn ông Táo: Chưa kịp
Nhiều người sau khi thả cá còn nán lại để thu gom những túi ni lông của những người khác bỏ lại.
Chia sẻ