Bảo vệ bé yêu trước cúm H1N1

Anna,
Chia sẻ

Hãy bắt đầu bằng việc rửa tay thường xuyên hay cách che miệng khi ngáp, hắt hơi để bé an toàn trước sự lây nhiễm của dịch cúm.

Sau đây là vài lời khuyên của các chuyên gia y tế giúp ngăn ngừa và hạn chế dịch lan truyền:
Ngăn ngừa

- Nếu cúm H1N1 xuất hiện trong cộng đồng của bạn thì hãy tránh xa những nơi mua sắm, các rạp hát và những nơi đông người khác.

-  Hãy dạy cho các con phải rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, mỗi lần rửa ít nhất 20 giây, bạn có thể khiến bọn trẻ tự giác hơn và thích thú hơn đồng thời đảm bảo được rửa tay đủ lâu bằng cách vừa rửa tay vừa hát bài “Chúc mừng sinh nhật” 2 lần. Việc rửa tay phải đặc biệt tuân thủ sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn và kể cả sau khi ngáp, hắt xì hơi, ho. Trong trường hợp ở những nơi không rửa tay được bạn hãy cho bọn trẻ lau tay bằng khăn sạch.

- Chỉ cho bọn trẻ cách che miệng khi ngáp, hắt hơi hoặc ho, nên dùng phần bên trong cánh tay (chỗ khủy tay) để không làm bẩn bàn tay. Đồng thời chú ý bọn trẻ che miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và sau đó thì vứt ngay cái khăn giấy đó đi.

- Nhắc trẻ cố gắng giữ khoảng cách với những người đang bị ốm

- Nếu trẻ bị ốm thì cho trẻ nghỉ học, ở nhà chăm sóc hoặc cho đến bác sĩ đến khi khỏe lại. Ở trẻ em sự ủ bệnh lây nhiễm kéo dài đến 10 ngày trong khi ở người lớn là 7 ngày

 
Lập kế hoạch
 
Nếu bệnh cúm xuất hiện trong vùng bạn sống, trường học sẽ tạm ngừng hoạt động và bạn sẽ phải lên kế hoạch để trông nom bọn trẻ trong suốt thời gian đó. Nếu không có bạn bè hay họ hàng nào có thể trông giúp bạn trong lúc cần gáp thì bạn sẽ phải xem xét đến trường hợp thuê người giúp việc hoặc xin nghỉ làm tạm 1 ngày ở nhà với con.

Điều trị cúm H1N1
 
Nếu chẳng may con bạn có những biểu hiện của bệnh cúm thì hãy gọi ngay cho các chuyên gia sức khỏe, các bác sĩ, hoặc đưa con đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp điều trị. Những triệu chứng thông thường là: sốt, ho, viêm họng, cơ thể đau nhức và đau đầu, bị lạnh trong, và mệt mỏi, đôi khi có những dấu hiệu liên quan đến dạ dày như đi ngoài hoặc bị nôn. Những trẻ nhỏ tuổi ít có những biểu hiện cúm thông thường như sốt, ho. Ở trẻ nhỏ bạn hãy để ý đến việc khó thở hoặc ít hoạt bát hơn. Nếu trẻ sơ sinh bị sốt hoặc ngủ li bì hãy đưa ngay đến bác sĩ.

Phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là những đối tượng được chăm sóc y tế đặc biệt và lại dễ có nguy cơ mắc cúm.
Các bác sĩ có thể kê loại thuốc chống virus như Tamiflu hay Relenza cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Với trẻ nhỏ để hạ sốt thì các bác sĩ khuyên không nên dùng các thuốc có chứa aspirin, hãy cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả và cho trẻ nghỉ ngơi, tạo sự thoải mái thư giãn.
 

Tránh lây nhiễm cúm cho những người khác

Để hạn chế lây lan, hãy cách ly trẻ bị ốm và luôn để hộp giấy ăn và túi đựng rác để trẻ có thể dễ dàng vứt các giấy đã lau.

Khi nào cần cấp cứu
 
Khi trẻ có các dấu  hiệu sau:

-  Khó thở hoặc thở gấp

-  Da tái xanh, xám

-  Mất nước, không chịu uống nước 

-  Trẻ ngủ li bì 

-  Trẻ dễ cáu kỉnh và không muốn bế

-  Các triệu chứng nhiều dần lên và chuyển sang sốt thậm chí là ho nặng
 
Anna
Theo She
Chia sẻ