BÀI GỐC Tôi có nên yêu một người có gia đình "phức tạp"?

Tôi có nên yêu một người có gia đình "phức tạp"?

(aFamily)- Bố mẹ anh không hoà thuận. Bố anh không thương con, hay đánh mẹ anh, còn mẹ anh thì mê tín, tin vào thiên đàng và địa ngục, kiếp trước kiếp sau...

27 Chia sẻ

2 cách xử trí cho tình huống "nhạy cảm" của nhà chị Bình

,
Chia sẻ

(aFamily)- Gia đình chị cần gặp mặt cậu ấy để có cái nhìn tổng quát hơn và ra điều kiện cho anh ta rằng nếu lấy nhau, hai vợ chồng phải ra ở riêng.

Chào chị Bình, tác giả bài "Em tôi có nên lấy chồng  có người nhà nghiện nặng?", 

Những người nghiện, những con nghiện, những tên tội phạm nghiện ma túy, heroin, chưa bao giờ có được thiện cảm của mọi người xung quanh trừ người thân của họ. Sau rất nhiều tội ác nhỏ có, to có, dã man có của các con nghiện, phải nói rằng chẳng ai muốn gần gũi với người nghiện cho dù người đó vô tình hay cố ý mắc phải.

Vì vậy, với một người ngoài cuộc, cứ cho mình ích kỷ nhưng tôi cũng nói thẳng quan điểm của mình là hãy tách em gái chị ra khỏi tình yêu hiện tại với cậu bạn trai có người nhà nghiện đó nếu có thể. Những gì chị và gia đình lo lắng vốn không thừa. Những câu chuyện của chị quá đủ cơ sở và sự thuyết phục để cho em chị nhìn nhận.

Tuy nhiên, em gái chị cũng 27 tuổi, cái tuổi đã ý thức và tự lập được nên việc ngọt nhạt như vừa rồi của gia đình vẫn không lay chuyển được suy nghĩ của cô ấy thì càng khó nếu sử dụng biện pháp răn đe, cấm cản, kìm hãm. Nếu cô ấy ý thức được vấn đề và rời bỏ tình yêu hiện tại sẽ rất tốt. Còn nếu tình yêu trong cô ấy quá lớn, không thể bỏ được thì gia đình nên nghĩ cho cô ấy và cố gắng tạo điều kiện làm sao hạn chế tổn thất tình cảm ít nhất. Như thế có lẽ vẹn cả đôi đường hơn.

Có thể nghĩ tốt cho chàng người yêu của cô ấy được không? Rất có thể vì nhà có người nghiện gần 10 năm mà anh ta không bị cuốn theo, mắc phải thì cũng đáng đánh giá là một người có bản lĩnh và ý chí tốt.

Gia đình chị chưa gặp gỡ cậu ấy chính thức cũng là một thiệt thòi cho cậu ấy và cho cả em gái chị. Biết đâu đó là một chàng trai tốt và cô em gái chị nhìn nhận thấy những điểm đáng tin cậy ở anh ta mà sẵn sàng trao thân, gửi phận thì sao?

Vì vậy, lúc này gia đình cần gặp mặt cậu ấy để có cái nhìn tổng quát hơn. Cho cậu ấy qua lại nhà nhiều hơn, hỏi han tình hình gia đình cậu ấy nhiều hơn để lường được những điều không hay và những điều chấp nhận được khi để con gái mình vào gia đình đó.

Nếu đó là một chàng thanh niên tốt và bố mẹ cậu ấy cũng là người tử tế thì có thể gả em gái chị vào nhà ấy nhưng ra điều kiện cho chàng trai là hai vợ chồng phải ra ở riêng. Nếu bố mẹ chị khá giả có thể cho em gái chị tiền mua đất hoặc có thể cho về nhà ở rể (nếu nhà chị toàn con gái) hoặc cũng có thể tài trợ phần nào tiền vợ chồng cô ấy đi thuê nhà chẳng hạn.

Tóm lại theo tôi có hai cách. Cách tốt nhất là không cho em gái chị yêu anh chàng nhà có người nghiện kia. Cách này tránh được nỗi lo cho gia đình nhưng rất khó thực hiện vì cô em gái chị không chịu nghe lời thuyết phục. Nếu ép thì có thể gây tổn thất tình cảm trong cô ấy cũng như phức tạp mối quan hệ với mọi người trong gia đình.

Cách thứ hai là cho cô ấy lấy chàng trai kia. Tuy nhiên phải thẩm định nhân cách và con người anh ta trước. Nếu được thì đi kèm thêm những điều kiện cụ thể đơn cử như ở riêng hoặc ở rể… Cách này có thể sẽ khiến em gái chị không bị đau khổ, không tổn thất tình cảm và quan hệ với người thân đồng thời giảm bớt nỗi lo cho gia đình. Song cách này có thể vướng mắc ở sự đồng ý của chàng trai, liệu anh ta có nghe những điều kiện của gia đình chị không hay điều kiện kinh tế và gia đình chị có cho phép thực hiện được điều kiện ở trên.

Trên đây, chỉ là ý kiến của bản thân tôi, mong chị Bình cùng gia đình hãy dựa vào hoàn cảnh hiện tại mà xử lý sao cho phù hợp.

Chia sẻ