Xét xử vụ án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Bị cáo khóc như mưa ở tòa

Lê Bảo,
Chia sẻ

Hai bị cáo gồm: Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1970) và Nguyễn Thị Trang (sinh năm 1978) đã có mặt tại tòa án Nhân dân quận Long Biên để Hội đồng xét xử tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề. Tại đây bị cáo Nguyệt khóc như mưa trong phần xét hỏi.

Nguyệt thỏa thuận bồi dưỡng Trang 40 triệu

Về phần xét hỏi của chủ tọa phiên tòa, bị cáo Trang cho biết, trong quá trình trông nom trẻ tại nhà mở, làm việc tại chùa Bồ Đề từ ngày 10/10/2010. Tại chùa Bồ Đề, bị cáo Trang có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi trẻ mồ côi. Theo bị cáo Trang thì tất cả quá trình nuôi trẻ là sư Thích Đàm Lan, người nhận Trang vào cũng là sư Thích Đàm Lan.

Lúc bị cáo Trang tại nhà mở có 106 cháu, bị cáo Trang là người trực tiếp quản lý trông toàn bộ số 106 cháu và nhiều người là cụ già lang thang nữa thì số người tại chùa tổng là 199 người.

chùa bồ đề
Bị cáo Nguyệt (trái) và Trang (phải).

Cuối năm 2012 bị cáo Trang mới được giao quản lý. Theo bị cáo Trang khai nhận, khi có trẻ vào chùa thì tiến hành vào sổ và khai báo tạm trú tạm vắng, có những cháu một thời gian mới khai báo tạm trú tạm vắng.

Nhận cháu Cù Nguyên Công vào cuối tháng 10/2013, khi đó Trang nói vào thời gian đó chị Hà và anh Trường (bố mẹ đẻ cháu bé) viết cái một đơn. Nội dung đơn thì cháu Công không phải con của anh Trường và chị Hà mà nói là của một người bạn. 

Khi tòa hỏi bị cáo có vào tên cháu Công trong sổ hay không, bị cáo Trang khẳng định là có vào sổ. Sau đó khi tòa hỏi lại thi bị cáo Trang lại nói là không vào sổ, lý do Trang đưa ra cho việc không vào sổ là do chùa đã tiếp nhận nhiều trẻ rồi.

chùa bồ đề
Bị cáo Trang đứng trước vành móng ngựa.

Khi tòa hỏi ai là người đặt con cho cháu, thì bị cáo Trang nói anh Long (là người hay làm từ thiện tại chùa) đã đặt tên cho cháu là Cù Nguyên Công.

Tháng 8/2012 bị cáo Trang đã gặp chị Nguyệt tại chùa vì chị Nguyệt hay mang trẻ HIV đến chùa cũng như mang các trẻ đi khám. Đầu năm 2013 bị cáo Nguyệt đặt vấn đề với bị cáo Trang muốn xin một đứa trẻ làm con nuôi, thi thoảng Nguyệt nói “cố gắng giúp chị, chị muốn xin một đứa trẻ về nuôi, muốn xin một bé trai khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV”.

Nguyệt nói sẽ bồi dưỡng 40 triệu cho Trang và chị Hà mỗi người 20 triệu. Tuy nhiên bị cáo Trang không muốn cho chị Hà gặp chị Nguyệt bởi vì bị cáo sợ sau này chị Hà làm phiền chị Nguyệt sẽ tìm cháu bé sau này. 

Sau đó, Trang cầm 35 triệu đồng của bị cáo Trang tại quán nước ở Hàng Bài vào ngày 2/1/2014 và nói “trong này có 35 triệu, còn 5 triệu nữa Tết sẽ mừng tuổi nhé”. Sau khi nhận tiền xong, bị cáo Trang chuyển cho chị Hà 10 triệu qua tài khoản ngân hàng. Còn số tiền 25 triệu đồng, bị cáo Trang đã chi tiêu vào việc riêng.

Bị cáo Trang nói việc làm của mình là sai trái sau hơn 100 ngày ngồi trong nhà tạm giam.

Bị cáo Nguyệt khóc như mưa tại tòa

Tại phiên tòa, bị cáo Nguyệt nói muốn tìm một cháu bé hệt như bị cáo Trang đã khai, nhưng ban đầu không hứa cho tiền. 

Tòa cho đối chất việc bị cáo Trang nói bị cáo Nguyệt cho 40 triệu nhưng bị cáo Nguyệt khẳng định không hứa cho 40 triệu. Ngày 1/1/2014 bị cáo Nguyệt nhận cháu Cù Nguyên Công tại nhà bị cáo Trang (tại Linh Sở - Thường Tín).

Tòa hỏi để nhận nuôi cháu Công thì bị cáo Nguyệt làm những thủ tục gì, bị cáo Nguyệt nói chỉ đến đón cháu Công về. Tòa hỏi bị cáo Nguyệt có biết chị Hà không thì bị cáo Nguyệt trả lời không biết và chỉ biết sau thời gian 1 tháng.

chùa bồ đề
Bị cáo Nguyệt khóc như mưa tại tòa.

Theo Nguyệt lý do không gặp trụ trì để xin nuôi thì bị cáo Trang nói có cháu Công không vào sổ.

Theo bị cáo Nguyệt thì xuất phát từ cái tâm thương yêu trẻ con nên muốn nuôi trẻ con nên muốn nuôi thêm. Bị cáo cho biết, bị cáo có 2 người con đẻ và đã mất từ lâu cách đây khoảng hơn 5 năm (không đăng ký kết hôn).

Khi tòa hỏi khi làm thủ tục con nuôi cần những thủ tục gì không thì Nguyệt nói không biết điều đó. Tuy nhiên, tòa cho biết xét về điều kiện Nguyệt không đủ điều kiện nuôi con do: điều kiện kinh tế, chỗ ở…

Bị cáo Nguyệt khẳng định trước tòa rằng bị cáo chưa bao giờ nói với chị Trang sẽ đưa 40 triệu đồng. 

Theo đó, bị cáo Nguyệt có làm hộ chiếu để đi lao động Hàn Quốc, mục đích theo bị cáo Nguyệt thì do lao động nước ngoài. Tòa hỏi bị cáo Nguyệt vì sao phải thay tên đổi họ từ Phạm Thị Tân Nguyệt (sinh năm 1970 – theo giấy khai sinh), sau đó đổi thành Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1979).

Để có số tiền 35 triệu đồng thì bị cáo Nguyệt đã mượn của anh Nguyễn Văn Vũ (người chung sống với Nguyệt) số tiền trên.  

Theo đó, các bị cáo được đưa ra xét xử gồm: Phạm Thị Nguyệt (SN 1970, trú tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang ( SN 1978, trú tại phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

tòa án
Hai bị cáo Trang và Nguyệt được lực lượng chức năng đưa đến tòa án.

Hai bị cáo cùng bị điều tra về tội “Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em”, theo Điều 120, BLHS. Theo bản cáo trạng, ngày 30/7/2014, Cơ quan CSĐT, Công an Hà Nội nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long (trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị CSĐT làm rõ nghi ngờ về việc có kẻ đã lợi dụng từ chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội đã đem bán cháu Cù Nguyên Công (là con trai mà anh này nhận làm cha đỡ đầu).

tòa án
Nguyệt và Trang trước vành móng ngựa.

Cụ thể, vào năm 2013, anh Nguyễn Thành Long cùng một số người thân quen tham gia hoạt động từ thiện cho trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề. Tại đây, anh Long đã nhận làm cha đỡ đầu của một cháu bé và đặt tên là Cù Nguyên Công (tên thường gọi là Lãi).

Cùng thời điểm này, Nguyệt sống chung với một người đàn ông như vợ chồng. Để giữ quan hệ vợ chồng lâu dài, Nguyệt giả có thai và đồng thời tính kế đi xin trẻ về nuôi.

tòa án
Hai bị cáo đang tiến hành nói rõ thân nhân trước khi phiên tòa bắt đầu.

Do thường xuyên đi lễ tại chùa Bồ Đề nên Nguyệt quen biết Trang (làm quản lý tại nhà mở của chùa Bồ Đề) và nhờ cậy người này tìm cho mình một cháu trai khỏe mạnh để làm con nuôi, Nguyệt hứa sẽ trả công. Ngay sau đó, Trang liên hệ và đặt vấn đề xin cháu Công về nuôi. Ngày 2/1/2014, sau khi nhận được bé Công, Nguyệt đưa cho Trang 35 triệu đồng.

tòa án
Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định xét xử sơ thẩm.

Đến tháng 6/2014, cháu Công bị bệnh sởi nên Nguyệt đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Do biết trẻ dưới 6 tháng tuổi được giảm viện phí nên Nguyệt nhờ người quen là nhân viên y tế tại xã Kim Hải (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) xin cấp giấy chứng sinh cho cháu bé và lấy tên Phạm Gia Bảo. Tuy nhiên, do bệnh quá nặng, cháu Công đã tử vong vào ngày 24/6/2014.

Ngày 1/1/2014, tại chùa Bồ Đề, Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang đã có hành vi mua bán cháu Cù Nguyên Công (tức Phạm Gia Bảo) – sinh ngày 25/10/2013 với giá 35 triệu đồng.

Hành vi nêu trên của Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang là nguy hiểm cho xã hội, đã phạm tội mua bán trẻ em quy định tại khoản 1 điều 120 Bộ luật hình sự.

Điều khoản quy định: “Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất cứ hình thức nào, hì phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Trong bản cáo trạng đưa ra quyết định: Truy tố bị cáo Phạm Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thanh Trang để xét xử về tội mua bán trẻ em.


Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin mới nhất về vụ xét xử này.
Chia sẻ