Xài thẻ tín dụng phát sinh nợ hơn 8 triệu bị đòi gần 9 tỷ sau 11 năm, nhưng nếu lỡ xài 15 triệu và cùng lãi suất thì phải trả hơn 75 tỷ đồng

Đức Anh,
Chia sẻ

Theo tính toán của TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, trường hợp khách hàng phát sinh dư nợ thẻ tín dụng 15 triệu, 10 năm sau, số tiền phải trả lên tới hơn 75 tỷ đồng.

Trước đó, một khách hàng tên P.H.A mở thẻ Master Card tại Eximbank chi nhánh Quảng Ninh ngày 23-3-2013 với hạn mức 10 triệu đồng. Thẻ tín dụng này phát sinh 2 giao dịch tổng cộng 8,5 triệu đồng nhưng khách hàng chưa thanh toán.

Từ ngày 14-9-2013, khoản nợ thẻ nêu trên đã chuyển thành nợ xấu, thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo là gần 11 năm. Theo ngân hàng thông báo, tổng số tiền chủ thẻ này phải thanh toán gồm gốc và lãi tạm tính đến ngày 31-10-2023 là hơn 8,8 tỉ đồng, trong đó phần nợ lãi là hơn 8,8 tỷ đồng, và 8,5 triệu đồng là nợ gốc.

Như vậy, sau 11 năm không thanh toán khoản khoản dư nợ phát sinh, số tiền cả gốc và lãi mà khách hàng này phải thanh toán lên tới cả ngàn lần. Thông tin này khiến dư luận xôn xao bởi nhiều người cho rằng, mức lãi mà khách hàng phải trả quá cao.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, khi ngân hàng công bố số tiền gốc và lãi, nhiều người giật mình cho rằng: Đây là lãi suất cắt cổ và đánh đồng với vay tín dụng đen.

Song, vị chuyên gia này cho rằng, hoạt động của các ngân hàng đều có căn cứ và quy định cụ thể.

Việc sử dụng thẻ tín dụng nợ 11 triệu đồng thì với lãi suất 33%/năm, theo tính toán, cả gốc và lãi khi cộng lại khoảng hơn 8 tỷ không hề sai.

Ông Hiển nhấn mạnh, mức lãi suất của thẻ tín dụng 33%/năm cũng không thuộc "lãi suất vay nặng lãi" mà chỉ tương đương với lãi cho vay tiêu dùng ở mức cao nhất.

Ông Hiển nói thêm, các ngân hàng đều có quy định rõ ràng về hợp đồng kinh doanh tiền tệ, có căn cứ dựa trên ký kết 2 bên. Trong khi đó, với khoản tiền vay tín dụng đen, thông thường hoạt động cho vay dựa trên sự lợi dụng không hiểu biết và trục lợi đối với khách hàng. Những người cho vay nặng lãi thường nhắm đến thu hồi nhà của khách hàng, người thân ruột thịt để hù doạ.

Vị này cũng đưa ra ví dụ tương tự, nếu như một khách hàng có 15 triệu đồng quên không trả trong thẻ tín dụng thì sau 3 năm, cùng lãi suất 33%/năm, số tiền nợ lên tới 187 triệu đồng. Mức tiền này vẫn có thể trong tầm xoay xở. Nhưng nếu để 10 năm, con số nợ lên tới 75 tỷ đồng. Khi nhắc đến con số nợ 75 tỷ, hẳn nhiều người sẽ "hoảng sợ" vì đó là số tiền khổng lồ.

Xài thẻ tín dụng phát sinh nợ 15 triệu, 10 năm sau, khách hàng phải trả hơn 75 tỷ đồng - Ảnh 1.

TS. Đinh Thế Hiển đưa ra tính toán trong trường hợp khách hàng phát sinh khoản nợ 15 triệu đồng trong thẻ tín dụng.

Thế nên các chuyên gia khuyến cáo, người sử dụng thẻ tín dụng cần rà soát cẩn thận số tiền dư nợ phát sinh, thanh toán đúng hạn, phòng trường hợp số tiền nợ gốc lãi gia tăng, trở thành gánh nặng. 

Chia sẻ