Xôn xao chuyện "áo cộc, quần soóc" không được vào phòng thi lớp 10

Khánh Nguyễn,
Chia sẻ

Vì mặc quần sooc, một số học sinh không được vào phòng thi khiến người nhà vội vã chạy đi mua quần hoặc về nhà lấy đến cho các em, làm dấy lên một màn “khẩu chiến” trên các diễn đàn mạng hôm nay.

Sáng nay, gần 80.000 học sinh THCS trên địa bàn Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Hầu hết, khuôn mặt các em đều tràn đầy sự hồi hộp căng thẳng. Thế nhưng, bên cạnh những khuôn mặt tràn đầy sự căng thẳng và hưng phấn thử sức trước các đề thi thì một số em lại hối hả lo lắng vì không được vào phòng thi bởi… mặc quần sooc.


Ghi nhận trước cổng trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, rất đông các thí sinh đã sơ ý vi phạm quy định này. Mặc dù trường hội đồng tuyển sinh trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đã thông báo quy chế trong buổi tập trung chiều qua.

Giám thị đã yêu cầu các thí sinh không mặc đúng trang phục phải ra ngoài. Nhiều bạn đã gấp rút gọi điện cho bố mẹ đến.

Theo nhiều phụ huynh phân trần, việc con em mình bị vi phạm quy chế là do buổi tập trung chiều qua quá nắng, các em không tập trung nghe rõ được nội dung phổ biến.

Một phụ huynh phải đưa quần tới trường cho con.

Thí sinh vội vã nhận quần áo từ phụ huynh để thay trước giờ thi.

Vì chuyện "áo cộc, quần soóc" này, trên mạng xã hội, cư dân mạng đã "bùng nổ" với các ý kiến trái chiều, tranh luận chuyện học sinh có được mặc quần sooc khi đi thi không. 

Một bộ phận cư dân mạng cho rằng, đã đi học, đi thi thì phải nghiêm túc, chỉnh tề thể hiện sự tôn trọng thầy cô giáo. Đồng thời việc ăn mặc lịch sự cũng thể hiện văn hóa, kỹ năng sống của các em.

t
Một số ý kiến cho rằng đã đi thi thì phải ăn mặc lịch sự thể hiện văn minh và kỹ năng xã hội của học sinh.

Chẳng hạn như ý kiến của anh Trọng Tấn: “Không lẽ trường thi là cái chợ hay sao mà các em này mặc quần sooc đi thi nhĩ!?!?!? Không lẽ các em này chỉ biết học mà không biết đến kỹ năng sống, trang phục của 1 học sinh đến trường hay sao? Ba mẹ của các em này đâu! Mình nghĩ vấn đề trang phục nhà trường không phải nhắc nhở thí sinh đâu! Mình không thể hiểu nổi sao lại có thể mặc trang phục như vậy để đến trường thi! Thật không thể tin nổi!".

Đồng ý kiến, bạn Việt Hưng cho rằng: “Không thể nào hiểu được, có một chuyện đơn giản là đến trường phải mặc quần dài mà cũng không thực hiện được. Các em học 9 năm trên ghế nhà trường rồi đâu phải lần đầu đi học, đi thi đâu mà còn không ý thức được điều này. Đúng là kỹ năng xã hội của học sinh, sinh viên Việt Nam quá kém. Mà phụ huynh cũng quá thờ ơ không quan tâm, nhắc nhở con em mình”.

Hay bạn Lê Đại Nam: “Người ta sinh ra quy định để làm gì? Có trách thì trách các cháu ko nghe quy chế thi, bố mẹ thì không bảo ban, uốn nắn thôi. Một kỳ thi cấp quốc gia mà ăn mặc linh tinh thế còn ra thể thống gì? Tự do trong khuôn khổ”.

Nhưng một phần đông các ý kiến lại phản biện, trời nắng nóng, ăn mặc làm sao cho thoải mái là được, miễn không hở hang phản cảm thì đâu ảnh hưởng gì. Tỉ lệ đầu óc không thuận với tỉ lệ quần.

hs
Lời đăng tải đầy bức xúc của một facebooker vì quy định ăn mặc khi đi thi.

Một facebooker đăng tải: “Sáng nay các bé 2K (sinh năm 2000) bắt đầu kỳ thi vào lớp 10. Tại Hà Nội, rất nhiều bé trai bị giữ ở ngoài không được vào phòng thi vì mặc quần...sooc. Rất nhiều ông bố bà mẹ đã cuống cuồng về nhà lấy quần dài hoặc chạy ra xung quanh mua tạm quần dài cho con mặc.

Cho nhà em hỏi ngu một câu: Các cháu mặc quần sooc thì ảnh hưởng gì đến cuộc thi mà trời nóng oi bức thế này mà bắt buộc phải mặc quần dài?

Câu hỏi ngu thứ 2 là nếu không được mặc quần sooc thì tại sao không yêu cầu các thầy cô phổ biến nghiêm khắc để các cháu nhớ mà mặc quần?

Quần dài, thì không có nghĩa là óc dài và kiến thức nó dài theo quần, phải không các chế?
Đọc bài mà ức hết cả chế!”.
Facebooker này cho rằng quy định như vậy là lạc hậu, không phù hợp với xu hướng hiện đại.

hs
Các ý kiến khác của cư dân mạng

Chung quan điểm, nickname Chung An Nguyen bức xúc: “Bình thường nên cấm thì chả ai cấm, đến lúc đi thi quan trọng thì lại cấm. Đang tưởng tượng, cả xã hội ưu tiên các cháu đi thi, tạo mọi điều kiện hè thông đường thoáng, ăn uống nhanh để giúp cho các cháu đến trường nhanh nhất, thuận lợi nhất để đi thi, nhưng khi đến đc cổng trường thì cháu lại ko được vào”.

Thành viên Hoàng KemLy chia sẻ: “Sự khác biệt về giáo dục với các nước phát triển. Ngay cả những trung tâm ngoại ngữ tại VN họ cũng mong muốn học sinh mặc những gì cảm thấy thoải mái nhất”.

Các thành viên khác cũng đồng tình rằng, quy định như vậy chỉ làm khổ các em, quá cứng nhắc. Thậm chí, có những bạn còn chỉ trích rằng, việc học sinh nam không được mặc quần sooc thì sao giáo viên nữ lại có thể mặc váy ngắn đi trông thi?
Chia sẻ