Phó Tổng thống Sierra Leone tự cách ly vì nghi nhiễm Ebola

Vân Anh,
Chia sẻ

Ông Samuel đã tự cách ly bản thân sau khi một vệ sĩ của ông tử vong do nhiễm Ebola.

Phó Tổng thống Sierra Leone, ông Samuel Sam-Sumana, cho biết ông sẽ không tiếp xúc với người khác trong vòng 21 ngày kể từ hôm nay (1/3) sau khi một vệ sĩ của ông bị tử vong do Ebola. Ông cũng nói thêm, việc tự cách ly này là một biện pháp phòng ngừa và đảm bảo an toàn.

Vệ sĩ của ông Samuel, John Koroma, đã tử vong vì Ebola tuần trước. Hiện tại, sức khỏe của ông Samuel rất tốt, không có dấu hiệu lây nhiễm Ebola. Tuy nhiên, ông nói rằng ông không muốn gây nguy hiểm cho người khác.
Các nhân viên của ông Samuel cũng đang được kiểm tra chặt chẽ.

Phó Tổng thống Sierra Leone tự cách ly vì nghi nhiễm Ebola 1
Phó Thủ tướng Sierra Leone, ông Samuel Sam-Sumana, đã tự cách ly sau khi vệ sĩ tử vong vì Ebola.

Ông Samuel Sam-Sumana là quan chức cấp cao đầu tiên tại Sierra Leone tự nguyện cách ly chính mình vì nghi lây nhiễm Ebola.

Trước đó, các quan chức ở Sierra Leone, Guinea và Liberia đã cam kết sẽ đưa con số lây nhiễm mới Ebola về 0 trong vòng hai tháng tới. 

Phó Tổng thống Sierra Leone tự cách ly vì nghi nhiễm Ebola 2
Sau một thời gian tạm lắng, Ebola đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại Sierra Leone.

Tuy nhiên, gần đây, số người nhiễm Ebola bất ngờ tăng trở lại tại Sierra Leone khiến cơ quan chức năng tiếp tục áp dụng lại một số lệnh giới nghiêm để đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo báo cáo từ WHO, tính từ 16/2/2015, đã có 99 trường hợp nhiễm Ebola trên toàn thế giới được phát hiện mới, trong đó có 63 trường hợp tại Sierra Leone.

Chính quyền Freetown hiện đang theo dõi chặt chẽ những trường hợp nhiễm bệnh mới để có biện pháp xử lý kịp thời. Cụ thể, cơ quan an ninh đang tăng cường chặt chẽ việc kiểm soát các hoạt động hàng hải, tàu, phà khách.
Tổng thống Ernest Bai Koroma cũng ký lệnh yêu cầu các nhà khai thác phương tiện giao thông giảm 25% tần suất hoạt động nhằm hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa người dân.

Sau hơn một năm bùng phát, cho đến nay, đã có 23500 trường hợp lây nhiễm Ebola trên toàn thế giới, trong đó 10000 đã thiệt mạng, phần lớn tại ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone.

Theo BBC
Chia sẻ