Đừng để thảm kịch bão tuyết Nepal cản bước bạn đi du lịch

Vân Anh,
Chia sẻ

Mỗi năm, có hàng chục ngàn khách bộ hành đi lên Annapurna Circuit, nơi vừa xảy ra thảm họa khiến ít nhất 40 người thiệt mạng.

Vài năm trước, Jane Mathew cũng là một khách bộ hành tham gia cung đường Annapurna Circuit. Khi nghe tin về cơn bão tuyết kinh hoàng khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và khoảng 200 người bị thương ở Nepal, tim Jane như chùng xuống. Những chia sẻ của Jane - người đã từng đi qua cung đường đó thực sự rất bổ ích đối với những người yêu thích hình thức du lịch trekking.

Đừng để thảm kịch bão tuyết Nepal cản bước bạn đi du lịch 1
Thorung La phần cao nhất trên cung đường Annapurna.

"Trekking (du lịch mạo hiểm chủ yếu bằng hình thức đi bộ) là trái tim của ngành du lịch tại Nepal. Rất nhiều du khách đến đây chỉ để dấn thân chinh phục đỉnh Himalaya, thường sẽ đi trekking cả khu vực núi Annapurna và khu căn cứ Everest.

Để hoàn thành cung đường Annapurna Circuit, các vị khách bộ hành cần khoảng ba tuần. Đây được đánh giá là cung đường phổ biến với những những phượt thủ và cả những nhà leo núi chuyên nghiệp. Annapurna Circuit cũng được coi là cung đường phù hợp với những người muốn tập thể dục và rèn luyện sức khỏe.

Tuy nhiên, tất cả khách bộ hành đều nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra khi đi du lịch vào một địa hình hiểm trở ở độ cao 5.400 mét. Ngoài ra, cũng có số ít những trường hợp tử vong do say độ cao, tai nạn hoặc gặp vấn đề bệnh lý từ trước.
 
Đừng để thảm kịch bão tuyết Nepal cản bước bạn đi du lịch 2
Lực lượng cứu hộ sơ tán một nạn nhân trong cơn bão.

Cơn bão tuần trước, xảy ra vào đúng cao điểm mùa du lịch ở Nepal đã gây ra một thảm họa được coi là tồi tệ nhất kể từ khi trekking trở thành ngành du lịch chính ở đây. Một vài người sống sót khẳng định rằng, chủ một hiệu trà đã cung cấp nơi ăn ngủ cho những du khách với điều kiện phải trả tiền hậu hĩnh; bỏ mặc những người khác đến chết trên đường.

Đừng để thảm kịch bão tuyết Nepal cản bước bạn đi du lịch 3
 Những lá cờ cầu nguyện trải dọc cung đường.

Trong khi đó, nhà chức trách Nepal thông báo nhiều khách bộ hành không trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để trekking, đồng thời không thuê hướng dẫn viên có kiến thức đi cùng.

Khi tôi và bạn bè đi trekking ở cung đường này, chúng tôi có thuê hai hướng dẫn viên người Nepal. Họ đều rất nhiệt tình, chia sẻ thông tin và làm mọi thứ để giúp chúng tôi, những khách bộ hành, được an toàn khi có bất kỳ vấn đề gì.

Nhưng rất không may, không ai có thể biết trước một cơn bão mạnh sẽ quét thẳng vào phần cao nhất của cung đường.

Đi lên đèo Thorung La, các bạn có thể nhìn xuyên qua các đám mây để thấy các đỉnh núi xung quanh. Không còn nghi ngờ gì nữa, đèo Thorung La cũng là điểm khó khăn nhất của chuyến đi với độ cao như vậy. Nơi đây cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những cơn bão.

Thử thách lớn nhất ở đây chính là điều kiện thời tiết khắc nghiệt với lớp tuyết dày, mọi thứ như đóng băng với những cơn gió rất mạnh. Tôi có thể tưởng tượng được sự khó khăn mà những khách bộ hành đã trải qua khi cố gắng di chuyển từ lều xuống bên dưới trong cơn bão kinh hoàng.

Đã có những lời kêu gọi về việc thắt chặt quy định cho cả du khách và hướng dẫn viên trong mùa thiên tai. Câu hỏi đặt ra bây giờ là phải làm những gì để có thể ngăn chặn những cái chết vì thiên tai tương tự như tai nạn thảm khốc vừa rồi?

Nhưng bi kịch tuần trước vẫn là một may mắn hiếm có. Và tôi hy vọng rằng, nó sẽ không cản bước các bạn đi trekking ở Nepal, một đất nước xinh đẹp và hiếu khách, vẫn đang phải dựa vào du lịch để thoát nghèo". 
 
(Theo Express)
Chia sẻ