Vì sao hầu hết những chiếc bánh bích quy đều có lỗ? Lý do thật bất ngờ

V.Anh,
Chia sẻ

Liệu có phải là mục đích của nhà sản xuất để nhằm "rút ruột"? Lý do sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.

Bánh bích quy là món đồ ăn không còn xa lạ với chúng ta, thậm chí nó còn là thứ đồ ăn sở trường của nhiều người. Nhưng bạn đã bao giờ bạn để ý hầu hết những chiếc bánh lại có những lỗ nhỏ và tự hỏi vì sao chúng lại được thiết kế như vậy chưa?

Việc đục lỗ lên chiếc bánh là có lí do của nó, không phải chỉ để cho đẹp hay thuận tiện cho việc sản xuất gì cả. Trên thực tế, nếu chiếc bánh “nhẵn thin” chúng sẽ dễ bị vỡ hơn, và hiển nhiên những chiếc lỗ đó giúp cho hơi nước dễ dàng bốc hơi và làm xốp bánh.

banh-quy
Hầu hết những chiếc bánh quy đều có lỗ nhỏ như thế này.

Nhưng không phải cứ đục lỗ lên bất kỳ chỗ nào trên chiếc bánh cũng được. Khi sản xuất bánh, bột sẽ được cán phẳng theo khuôn đã được thiết kế có sự căn chuẩn từ trước. Tùy theo kích cỡ và kiểu bánh mà người ta sẽ sắp xếp mật độ và khoảng cách giữa các lỗ. 

Nếu như chúng quá gần nhau, chiếc bánh sẽ càng dễ khô hơn do hơi nước bốc quá nhiều. Ngược lại, nếu chúng lại cách quá xa, vậy chiếc bánh chắc chắn bị phồng lên, chỗ phồng chỗ xẹp, và hẳn là chẳng ai thích thú những chiếc bánh “lỗi” như vậy đúng không?

banh-quy
Dù là tròn hay vuông, to hay nhỏ thì chúng cũng đều có chung đặc điểm là: có lỗ.

Một số sự thật về bánh bích quy có thể bạn chưa biết:

Chiếc bánh quy đầu tiền được làm ra bởi John Pearson tại Newburyport, Massachusetts vào năm 1792. Khi đó, Pearson đang tìm kiếm một loại bánh có thể dự trữ được lâu hơn để thay thế cho những chiếc bánh truyền thống được cung cấp làm lương thực dài ngày cho các thủy thủ. 

Pearson chỉ đơn giản trộn bột mì với nước sau đó nướng lên, và ông gọi tác phẩm của mình là “Pearson’s Pilot Bread” (Bánh mì thử nghiệm của Pearson). Sau đấy nó được sử dụng nhiều trong các cuộc lênh đênh trên biển kéo dài đến hàng tháng, hàng năm và được gọi là “hardtack” hay “sea biscuit” với khả năng “chống đỡ ẩm mốc dài hạn”.

Cái tên “cracker” (bánh quy giòn) được tạo ra trong một dịp hết sức tình cờ vào năm 1801, cũng tại địa danh Massachusetts, bởi Josiah Bent – người đã vô tình nướng cháy mẻ bánh của mình. Ông đã đặt tên “cracker” cho loại bánh này vì Bent để ý lúc bánh bị cháy, chúng phát ra âm thanh giòn tan. 

Chính vì lẽ đó, Bent đã trở thành người đi đầu trong việc làm ra đồ ăn vặt cho chúng ta ngày nay. Để khiến chúng trở thành đồ ăn vặt được ưa chuộng, Bent biết mình phải thay đổi chúng bằng cách thay đổi hương vị. Ông đã làm thử nhiều mẻ bánh cho đến khi tìm ra loại bánh quy giòn có vị soda, hay được biết đến là bánh quy mặn ngày nay. 

Bánh quy mặn nhanh chóng chiếm được cảm tình của công chúng vì cuộc đại suy thoái diễn ra trên toàn cầu. Cũng bởi bánh quy mặn có giá thành rẻ và thường được dùng để chấm vào với cháo loãng ăn thay cơm trong điều kiện khó khăn lúc bấy giờ. 

Cụm từ “Biscuit” (bánh quy) được lấy ra từ chữ “Biscotus” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “nướng hai lần”. Ở Mỹ, từ này có nghĩa là bánh mì loại cỡ bé và mềm. Nhưng ở một số nước nói tiếng Anh, bánh bích quy cũng có nghĩa là bánh hardtack, bánh có kích thước nhỏ.

Và một con số bất ngờ nữa là, theo thống kê, có hơn 10 tỷ USD được chi ra để mua bánh bích quy mỗi năm ở Mỹ.

(Nguồn: Todayifoundout)
Chia sẻ