Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết

DƯƠNG HƯNG,
Chia sẻ

Từ bao đời nay, tại vùng đất quê lúa huyện Yên Thành và một số nơi ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), hình ảnh các bà mẹ gánh cỗ đầu năm đã trở thành 'hương vị tinh thần' không thể thiếu trong những ngày Tết.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 1.

Tại vùng đất này, ngoài các tín ngưỡng thờ Phật, Mẫu,…hệ thống các nhà thờ Họ tộc được duy trì rất chặt chẽ. Đây là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên cả của các nhóm cộng đồng theo dòng họ.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 2.

Vào những ngày đầu năm, đây là nơi con cháu về thắp hương, chuẩn bị đồ lễ…để tưởng nhớ tổ tiên, và cầu mong một năm mới an lành, làm ăn thuận lợi, may mắn.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 3.

Dưới mỗi nhà thờ Họ tộc, mỗi chi họ sẽ lập một nhà thờ riêng. Các nhà thờ được phân cấp theo đúng tôn ti trật tự theo hệ thống gia phả. Đây cũng là nơi đặt thờ người đứng đầu chi họ, ông bà, cố, cụ (đã mất) của chi họ.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 4.

Ở dưới chi họ, sẽ có nhà thờ phái (gia đình lớn) của những anh, em, bá thúc nội tộc thân thiết với nhau, gồm các con cháu ruột thịt từ 3-5 thế hệ. Thông thường, nhà thờ phái sẽ đặt chính tại nhà anh trưởng của gia đình. Theo tục lệ của người dân nơi đây, mỗi dịp lễ Tết, các anh, em (trai, gái) làm cỗ để đưa về nhà thờ để cúng ông bà, tổ tiên.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 5.

Vào những ngày lễ Tết, các gia đình thường làm cỗ gánh vào nhà thờ phái. Số lượng con cháu đông nên mỗi gia đình thường chuẩn bị khoảng 2 mâm cỗ. Cứ như thế, các gia đình luân phiên nhau dọn cỗ liên tục trong suốt mấy ngày Tết.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 6.

Mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu các món truyền thống như bánh chưng, bánh tét, bánh ong, giò, chả, thịt bung.... Các gia đình thường muốn thưởng thức món ăn của nhà khác nên sẽ ngồi các mâm cỗ không phải của mình. Chính điều này, các gia đình thường chăm chút cho mâm cỗ nhà sao cho ngon nhất có thể và thay đổi mỗi năm.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 7.

Tục gánh mâm góp cỗ không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ người đã khuất mà còn nhắc nhở con cháu về trách nhiệm với người sinh thành, dưỡng dục; đồng thời giúp con cháu các thế hệ trong họ hàng sum vầy, đoàn tụ, tăng thêm sự gắn kết sau một năm làm ăn xa.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 8.

Thưởng thức cỗ xong, nếu mâm cỗ còn, gia đình đó lại bỏ vào gánh mang về. Hình ảnh người phụ nữ gánh cỗ ngày Tết đã trở thành nét văn hóa bình dị của vùng quê nơi đây suốt hàng trăm năm nay

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 9.

Hiện nay, do giao thông đã thuận tiện, nhiều thanh niên đã dùng xe máy, hay xếp mâm vào làn hoặc thùng xốp để đưa đến nhà thờ rồi mới bày ra.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 10.

Hiện nay, do giao thông đã thuận tiện, nhiều thanh niên đã dùng xe máy, hay xếp mâm vào làn hoặc thùng xốp để đưa đến nhà thờ rồi mới bày ra.

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 11.

Mâm cỗ được các gia đình sắp ở trong gánh, hoặc thùng xốp để gánh đến nhà thờ

Tục "gánh cỗ, góp mâm" hiếm có hàng trăm năm trong ngày Tết - Ảnh 12.

Hình ảnh những người phụ nữ gánh mâm cỗ với tiếng nói cười râm ran gợi cảm giác bình yên và gần gũi ở vùng đất quê lúa Nghệ An trong đầu năm mới

Chia sẻ