"Truyền thuyết về Quán Tiên" - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh "thiếu hơi đàn ông"

Quang Vũ,
Chia sẻ

Thị trường phim Việt cần có những phim như Truyền thuyết về Quán Tiên để làm giàu thêm bản sắc. Bởi vậy, những đột phá cho một đề tài "khó nhằn" của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ là rất đáng trân trọng.

Với sự táo bạo cả hình thức lẫn nội dung, Đinh Tuấn Vũ khéo léo lồng chủ đề: "nỗi cô đơn thời chiến" vào câu chuyện lấy bối cảnh năm 1967 tại một nơi được gọi là "Quán Tiên" ở cao điểm Trường Sơn.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 1.

Truyền thuyết về Quán Tiên ra rạp từ 22/5

Nơi đây có ba cô gái thanh niên xung phong xinh đẹp, mang trên mình những nỗi niềm, thân phận riêng biệt. Đó là Mùi (Thúy Hằng) – chị cả ôm mối tình xa cách 5 năm, Phượng (Hồ Minh Khuê) – cô bé ngây thơ, tinh nghịch, lần đầu mới biết mùi yêu và cuối cùng là Tuyết Lan (Hoàng Mai Anh) mắc căn bệnh Hysteria mà thời xưa gọi là "thèm đàn ông", có triệu trứng những cơn co giật, điên loạn.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 2.

Ba cô gái xinh đẹp với những số phận riêng biệt

Ba cô gái ngày ngày đón tiếp các anh lính lái xe tới nghỉ chân cho tới khi, những biến cố đáng sợ ập tới với họ cùng sự xuất hiện của một con vượn thích rình rập kẻ khác mà theo Tuyết Lan nói: có thể nó muốn bắt đàn bà về làm vợ!

Biến những cái bất lợi thành có lợi

Phim chiến tranh Việt dễ khiến nhiều khán giả nản lòng vì hình dung ra phải thưởng thức chuyện lịch sử khô khan. Hiểu được điều này, Đinh Tuấn Vũ gây cuốn hút ngay từ đầu bằng cách, biến Truyền thuyết về Quán Tiên thành câu chuyện thần tiên kiểu Disney, có màu phim tuyệt đẹp đến từ bối cảnh tựa như "cõi mơ" ở núi rừng Quảng Bình: những tia nắng vàng chanh, những làn khói hư ảo nửa thực nửa mơ ở hang Quán Tiên bí ẩn, kỳ vĩ mà ở đó, ba cô gái Mùi, Phượng, Tuyết Lan hiện ra như những cô Tiên, giữ lấy ngọn lửa nồng ấm đợi chờ các anh lính tới đây.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 3.

Câu chuyện đầy nét thần tiên được Đinh Tuấn Vũ dẫn dắt khéo léo

Theo lời "đe dọa" của thủ trưởng Lâm (Nguyễn Minh Hải): ba "cô công chúa" không giữ được ngọn lửa sẽ vĩnh viễn ở trong rừng sâu. Ngọn lửa đó tượng trưng cho ý chí quật cường, đối đầu với nỗi cô đơn bao trùm, sẵn sàng xé nát trái tim yếu ớt của ba cô gái nếu không vững vàng lý trí. Đây quả là cách dẫn dắt tới chủ đề phim nhiều ý niệm, tinh tế, lại không bị một màu.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 4.

Tận dụng yếu tố này, Đinh Tuấn Vũ sẽ làm không ít người xem "sởn gai ốc" qua nhiều cảnh quay táo tợn, đặc tả sợ hãi nhân vật và nhất là, những cảnh góc rộng khiến các cô gái trở nên trơ trọi giữa bầu không khí ám ảnh đến rùng mình. Đặc biệt, con vượn mà anh gọi là "Nó" ấy cũng sở hữu một cú "twist" hết sức kinh ngạc.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 5.

Phim làm rất tốt ở những cảng gây rùng mình

Những gam màu diễn xuất khác biệt và đầy tinh tế

Mùi, Phượng và Tuyết Lan đều có cái hay riêng nhưng khó nhất là làm sao để mỗi diễn viên vào vai họ đều phát huy được điểm mạnh, khơi gợi nguồn cảm xúc riêng biệt, không lẫn ai với ai. Về điểm này, Đinh Tuấn Vũ đã thực sự cao tay khi tạo sợi dây gắn kết sâu sắc ở cả ba nhân vật.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 6.

Khiến ba nhân vật có đầy đủ đất diễn quả là không dễ

Vẫn là một trong những "công thức" giúp anh giành được Cánh diều Vàng cho Cuộc đời của Yến (2015): Thúy Hằng và những cảnh tâm trạng. Nhưng lần này, cô còn được sự yểm trợ cực lớn của hai người đàn em là Hồ Minh Khuê và Hoàng Mai Anh. Phượng sẽ mãi là cô gái ngây thơ, bé bỏng, chưa biết yêu là gì nếu không được Mùi dẫn dắt. Sự hài hước, gây cười của Phượng như một cô gái tuổi teen mới lớn làm cho không khí chiến trường bớt ngột ngạt cùng cơn bão lòng ở chị Mùi nghiêm túc được sưởi ấm.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 7.

Phượng khiến không khí chiến trường vơi đi ngột ngạt

Còn Hoàng Mai Anh, nữ diễn viên được yêu mến trong Những cô gái trong thành phố đã xuất sắc diễn một Tuyết Lan phải gồng mình, điên loạn, thiếu thốn đến cùng cực vì căn bệnh Hysteria. Chỉ tiếc, đất diễn của Tuyết Lan hơi ít nhưng vẫn đủ gây ra ngậm ngùi về thân phận đàn bà nghiệt ngã, qua nhiều cung bậc sẻ chia rất đỗi nhân văn với hai người chị em còn lại.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 8.

Hoàng Mai Anh trong vai cô gái bị mắc bệnh "thèm đàn ông"

Ở những nhân vật khác, đặc biệt là hai anh lính đến "cứu viện" ở hang Quán Tiên là Ku-Xê (Leo Nguyễn) và Thiệt (Trần Việt Hoàng). Một người thì lạnh lùng, người kia bị điếc và có hơi ngốc nghếch, đều được diễn xuất bởi các diễn viên trẻ lần đầu đóng phim điện ảnh, thậm chí Leo Nguyễn chưa hề có kinh nghiệm đứng trước ống kính. Đinh Tuấn Vũ khẳng định, anh không quan trọng tên tuổi diễn viên mà quan trọng có hợp vai hay không. Chính vì thế, việc Leo Nguyễn, Trần Việt Hoàng, hay thậm chí là Hồ Minh Khuê có thể không ép mình vào bất cứ bài vở diễn xuất nào đã giúp cả ba toát lên nét tự nhiên, cấu thành chuỗi tình tiết hài hước, trẻ trung, gần gũi với thời đại cùng nhiều yếu tố bất ngờ không lường trước được.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 9.

Phim có những diễn viên không chuyên như Leo Nguyễn và Trần Việt Hoàng

Vẫn phải một lần nữa dành lời khen cho Thúy Hằng. Ở nhiều trường đoạn, Thúy Hằng dường như thoát khỏi chính mình, tự biến bản thân hoàn toàn trở thành cô Mùi trên một sân khấu độc diễn. Ở đó, sự giằng xé trong nội tâm, sự thiếu thốn từ dục vọng phải kìm nén cùng nỗi nhớ da diết về mối tình dang dở bị bom đạn chia cắt ở Mùi được Thúy Hằng lột trần một cách khó tin, dễ khiến người xem tan nát con tim.

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 10.

Thúy Hằng vẫn cực kỳ xuất sắc

Nhạc phim ở đẳng cấp thượng thừa!

Theo tìm hiểu, Truyền thuyết về Quán Tiên là phim điện ảnh ở Việt Nam thu âm nhạc phim bằng dàn nhạc giao hưởng có quy mô khổng lồ nhất, lên tới tiền tỷ. Không phải nghiễm nhiên mà nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng lại ẵm giải cao nhất về âm nhạc Hạng mục phim điện ảnh ở cả Bông Sen và Cánh Diều khi anh cộng tác cùng Đinh Tuấn Vũ.

Bằng bộ óc thiên tài, ngôi sao sáng của làng nhạc giao hưởng Việt không ngại mày mò ngày đêm, sử dụng nhiều thể loại khác nhau như nhạc 12 âm của Schoenberg, âm nhạc vi lượng, dân ca Huế rồi Nam bộ, dân ca Tây Nguyên… Mà điều quan trọng, tất cả đều được Trần Mạnh Hùng phối hợp nhuần nhuyễn tạo nên một chỉnh thể vô cùng thống nhất. Không quá khi nói: mạch phim chuyển cảnh hợp lý với tính logic chặt chẽ là có phần không nhỏ nhờ vào âm nhạc tiệm cận Hollywood của Trần Mạnh Hùng.

Không thể không kể tới ca khúc chủ đề Anh ở nơi đâu mà Trần Mạnh Hùng sáng tác cho Phạm Thu Hà – một trong những giọng ca có âm vực cao nhất cả nước hiện giờ. Anh ở nơi đâu vừa có đẳng cấp của một nhạc phẩm hàn lâm, lại là cơn địa chấn cảm xúc để ai nấy đều phải tan chảy cõi lòng.

Vẫn còn những đáng tiếc…?

Đinh Tuấn Vũ được biết đến là đạo diễn của nhiều phim hài, tình cảm như Taxi em tên gì, Chờ em đến ngày mai nên lần đầu tiếp cận những đề tài khó như Truyền thuyết về Quán Tiên, chàng đạo diễn 8x vẫn có những bối rối riêng.

Âm nhạc của Trần Mạnh Hùng đã quá hoàn hảo nhưng đôi chỗ, Đinh Tuấn Vũ sử dụng chưa lợp lý và còn bị thừa. Cuối cùng, cách anh xử lý đoạn kết cũng có thể sẽ là sự tranh cãi lớn, khi bên cạnh nhiều khán giả cảm thấy ám ảnh bởi hình ảnh kết phim thì một số lại thấy chưa thỏa mãn trong bức tranh tổng thể đã rất "ổn áp".

Truyền thuyết về Quán Tiên - Phim điện ảnh Việt đầy cảm xúc khi lột tả chân thật về căn bệnh thiếu hơi đàn ông - Ảnh 11.

Vẫn còn những đáng tiếc trong bức tranh tổng thể đã rất ổn áp

Nhưng suy cho cùng, lâu lắm rồi màn ảnh Việt mới được chứng kiến một bộ phim nhiều ẩn ý và xứng đáng để tranh cãi như Truyền thuyết về Quán Tiên. Còn các độc giả đã thưởng thức phim thì sao, ý kiến của các bạn là gì.

Chia sẻ