Trẻ bước vào “giai đoạn CĂM GHÉT” có những biểu hiện gì? Nếu cha mẹ không xử lý đúng cách sẽ dễ nuôi dạy những đứa con bất hiếu

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ khác nhau đòi hỏi cha mẹ có cách giáo dục khác nhau.

Mỗi giai đoạn trưởng thành của trẻ sẽ có những thay đổi lớn. Từ chỗ muốn bám mẹ hàng ngày, con cái dần trở nên ngoan cố hơn, không muốn cha mẹ can thiệp quá nhiều vào chuyện riêng của mình, và đôi khi chúng còn tỏ ra chống đối với cha mẹ.

Khi sự trưởng thành của trẻ bước vào những thời kỳ khác nhau, cha mẹ phải có những hướng dẫn khác nhau, nếu không trẻ có thể đi sai đường. Chẳng hạn, "thời kỳ căm ghét" là thời kỳ rất đặc biệt, nếu cha mẹ dạy dỗ sai cách thì có thể sẽ hình thành những đứa con bất hiếu.

Một phụ huynh từng khóc lóc kể rằng con gái Diên Diên của cô ấy vốn rất ngoan ngoãn, nhưng gần đây lại cố tình gây gổ với mẹ. Những bộ quần áo mẹ mua thì bảo quá quê mùa không chịu mặc, chê mẹ chỉ là nội trợ, không hiểu biết. Ngay cả những bữa ăn, con bé cũng phàn nàn rằng mùi vị không ngon và mẹ không hiểu rõ về sự kết hợp dinh dưỡng.

Trẻ bước vào “giai đoạn hận thù” có những biểu hiện gì? Nếu cha mẹ không xử lý đúng cách sẽ dễ nuôi dạy những đứa con không hiếu thảo - Ảnh 1.

"Thời kỳ căm ghét" của trẻ là khi nào?

Giai đoạn căm ghét cha mẹ thường xảy ra ở tuổi thiếu niên của trẻ, trong độ tuổi từ 12 đến 14. Trẻ bắt đầu "ghét" cha mẹ và không muốn ở cùng với họ. Trẻ luôn thắc mắc ý kiến của bố mẹ, không muốn bố mẹ nhúng tay vào chuyện riêng của mình và càng trở nên nổi loạn.

Con cái không muốn cha mẹ tham gia vào công việc của mình

Nếu từ khi còn nhỏ, trẻ luôn muốn nhờ cha mẹ giúp đỡ bất kể việc gì thì sẽ có giai đoạn trẻ ghét cha mẹ can thiệp vào việc riêng của mình. Đặc biệt, khi cha mẹ kiểm soát nhiều hơn, trẻ sẽ thường tỏ ra cáu kỉnh. Không muốn để bố mẹ lo việc của mình là một trong những biểu hiện chính của việc trẻ bước vào giai đoạn này.

Đứa trẻ có tính nóng nảy và thường làm trái lời cha mẹ. Việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Chúng không thích nói chuyện với bố mẹ, cố tình không nghe lời hoặc phản bác mọi thứ. Nhiều phụ huynh cho biết họ điên đầu với con cái tuổi teen bởi các cuộc trao đổi trong gia đình có xu hướng biến thành cuộc tranh luận gay gắt.

Con cái trở nên tự tin "mù quáng" và coi thường cha mẹ

Khi trẻ dần bước vào tuổi dậy thì, hình ảnh và ý thức trong tâm trí trẻ ngày càng mạnh mẽ, thần tượng về cha mẹ ngày càng mờ nhạt. Con cái không tin tưởng, coi thường cha mẹ, đó cũng là dấu hiệu trẻ đã bước vào giai đoạn căm ghét. Ví dụ, trẻ chán ghét quần áo bố mẹ mua, và chế giễu kiến thức hạn hẹp của bố mẹ. 

Trẻ bước vào “giai đoạn CĂM GHÉT” có những biểu hiện gì? Nếu cha mẹ không xử lý đúng cách sẽ dễ nuôi dạy những đứa con bất hiếu - Ảnh 2.

Một khi con cái chúng ta bước vào "thời kỳ căm ghét", tính cách của chúng trở nên nổi loạn, và tác động của việc cha mẹ sử dụng các phương tiện bạo lực và những lời rao giảng lặp đi lặp lại thường phản tác dụng.

Chúng ta bắt buộc phải sử dụng các phương pháp hữu hiệu để giúp trẻ đi đúng hướng càng sớm càng tốt

1. Tiền đề của việc cha mẹ giáo dục con cái là tôn trọng chúng

Trẻ em đặc biệt nổi loạn ở tuổi vị thành niên nhưng cũng có một số vấn đề với cách giáo dục con cái nói chung của cha mẹ. Trẻ em ngày càng trở nên độc lập hơn và chúng rất cần sự tôn trọng của cha mẹ, đặc biệt với quyền riêng tư của mình. Chỉ khi cha mẹ tôn trọng và hiểu con thì mới có cơ hội giao tiếp tốt và con cái mới có thể lắng nghe ý kiến của cha mẹ.

Đừng quên rằng con bạn hoàn toàn có thể học cách tốt hơn để giao tiếp mà không cần tranh cãi, tuy nhiên chúng cần thời gian và cần sự chỉ dạy hợp lý, thay vì những mệnh lệnh lạnh lùng. Vai trò của bạn là lắng nghe, chỉ dẫn và góp ý, chứ không phải ra mệnh lệnh và bắt con im lặng nghe theo. Để giúp con thay đổi, bản thân bạn cũng cần thay đổi. Nên cởi mở để thay đổi lập luận và tìm cách giao tiếp tốt hơn.

Bạn cũng có thể cần sự trợ giúp từ bạn đời, từ giáo viên của con hoặc người bạn đáng tin cậy. Nên lắng nghe lời chia sẻ của họ để biết bạn sai ở đâu, cần phải thay đổi những gì, đây là bước đầu tiên để thực hiện những thay đổi quan trọng này.

2. Cha mẹ nên thiết lập các quy tắc và các giá trị đúng đắn cho con cái ngay từ khi còn nhỏ 

Nổi loạn cũng là một dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, một số phương pháp giáo dục sai lầm của cha mẹ sẽ khiến trẻ làm nhiều điều thái quá. Ví dụ như đánh đập, mắng mỏ cha mẹ.

Khi trẻ còn nhỏ, nếu bạn cho phép trẻ đánh và mắng bạn, đợi khi trẻ lớn lên, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, việc chiều chuộng con cái cũng là nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ bất hiếu khi lớn lên. Bởi vì trẻ cảm thấy rằng mọi điều bạn làm là đương nhiên, từ đó không học được cách biết ơn.

Điều rất quan trọng là cha mẹ phải thiết lập các giá trị đúng đắn cho con cái của họ ngay từ khi còn nhỏ. Cần trò chuyện với trẻ, cùng nhau thiết lập các quy tắc và cùng tuân thủ quy tắc đó. Một đứa trẻ có phép tắc thì dù bước vào giai đoạn nổi loạn và có biểu hiện "thù ghét người thân" cũng nằm trong giới hạn bình thường và sẽ vượt qua tương đối suôn sẻ.

3. Khẳng định nhiều hơn, để giúp trẻ xây dựng sự tự tin

Khi một đứa trẻ bước vào tuổi vị thành niên, chẳng khác nào "theo đuôi con lừa ", bạn càng khuyến khích và khẳng định, chúng càng có xu hướng tiến bộ. Vì vậy, khi đứa trẻ lớn lên và muốn tự lập, chúng ta cần động viên đúng cách để trẻ hình thành lòng tự tin, dần bước ra khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ, trở thành một người tự lập và hoàn thiện bản thân hơn. 

Chia sẻ