TP.HCM: Bác sĩ lạ lẫm, thích thú khi lần đầu lái xe máy có trang bị cả máy đo điện tim đi cứu người

Thiên Kim,
Chia sẻ

2 chiếc xe tay ga cấp cứu được trang bị đầy đủ các loại thuốc, máy móc cần thiết để cấp cứu bệnh nhân như máy hút đàm, máy đo điện tim, máy đo đường huyết tại chỗ, máy đo nồng độ oxy... vừa được một BV đưa vào thí điểm hoạt động.

BS Nguyễn Khắc Vui, Phó Giám đốc BV Đa khoa Sài Gòn cho biết thông tin này vào ngày 7/11.

Đây là đề tài sáng tạo khoa học kỹ thuật của BV nhằm đáp ứng yêu cầu cấp cứu người dân trên địa bàn Quận 1, nơi đông dân cư, nhiều khách du lịch và nhiều lễ hội. 

TP.HCM: Bác sĩ lạ lẫm, thích thú khi lần đầu lái xe máy có trang bị cả máy đo điện tim đi cứu người - Ảnh 1.

Xe cấp cứu hai bánh hoạt động tại BV Đa khoa Sài Gòn.

2 chiếc xe tay ga thí điểm được trang bị đầy đủ các loại thuốc, trang thiết bị cần thiết để cấp cứu bệnh nhân như máy hút đàm, máy đo điện tim, máy đo đường huyết tại chỗ, máy đo nồng độ oxy...

Thêm phương tiện cấp cứu cơ động hai bánh sẽ giúp các y, BS tiếp cận người bệnh hoặc người bị tai nạn trong thời gian nhanh nhất khi điều kiện xe cứu thương 4 bánh khó tiếp cận được hiện trường.

"Thực tế trước đây một số trường hợp cần cấp cứu ở gần BV, gia đình thông báo nhà hẻm nhỏ không thể đi ô tô vào được, y BS cũng phải chạy xe máy mang trang thiết bị đến nhà xử lý sơ cứu ban đầu cho kịp thời gian vàng" - BS Vui nói.

TP.HCM: Bác sĩ lạ lẫm, thích thú khi lần đầu lái xe máy có trang bị cả máy đo điện tim đi cứu người - Ảnh 2.

Thêm phương tiện cấp cứu cơ động hai bánh sẽ giúp các y, BS tiếp cận người bệnh hoặc người bị tai nạn trong thời gian nhanh nhất.

Hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế TP.HCM đã thẩm định và góp ý kế hoạch triển khai sản phẩm sáng tạo này.

Thay vì xe tay ga phân khối lớn hay được sử dụng tại các nước phát triển, Hội đồng nhất trí với đề xuất của BV Sài Gòn là chọn loại xe tay ga có động cơ 100-125 phân khối vừa chi phí thấp vừa giúp cho y, BS dễ dàng vận hành, nhất là nhân viên nữ.

TP.HCM: Bác sĩ lạ lẫm, thích thú khi lần đầu lái xe máy có trang bị cả máy đo điện tim đi cứu người - Ảnh 3.

TP.HCM: Bác sĩ lạ lẫm, thích thú khi lần đầu lái xe máy có trang bị cả máy đo điện tim đi cứu người - Ảnh 4.

Xe cấp cứu hai bánh được trang bị đầy đủ thuốc và máy móc.

Sở Y tế đã thông qua dự thảo quy trình sử dụng xe cấp cứu 2 bánh. Quy trình này sẽ được vận hành thí điểm trong 2 tuần để rút kinh nghiệm và hoàn thiện, sau đó sẽ chính thức ban hành.

Trong đó Sở lưu ý luôn giữ mối liên lạc giữa nhân viên y tế đi cấp cứu và BV cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhóm đi cấp cứu bằng xe 2 bánh và nhóm thường trực xe cứu thương.

TP.HCM: Bác sĩ lạ lẫm, thích thú khi lần đầu lái xe máy có trang bị cả máy đo điện tim đi cứu người - Ảnh 5.

Máy đo điện tim cũng được trang bị trên xe.

Khi có yêu cầu cần chuyển bệnh nhân về BV thì xe cứu thương sẽ kịp thời đến để vận chuyển sau khi đã được sơ, cấp cứu trước đó.

BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, mô hình này sau thời gian triển khai thí điểm nếu khả thi sẽ nhân rộng ở tất cả các trạm cấp cứu khác của thành phố.

Trong bối cảnh du lịch đường sông tại TP.HCM bắt đầu phát triển, mô hình cứu thương sông nước sắp tới cũng sẽ được nghiên cứu triển khai.

Chia sẻ