Tôi 63 tuổi, lương hưu gần 17 triệu đồng rút ra bài học: Đừng nói 3 VẤN ĐỀ dù bị chê là "câm như hến"

Ứng Hà Chi,
Chia sẻ

"Từ câu chuyện của bản thân, tôi khuyên mọi người nên biết kiềm chế, đừng tung hô mọi chuyện, đừng nói những điều vô nghĩa", bà Li Cuiying thở dài.

Bài viết là lời chia sẻ của bà Li Cuiying, được đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) đang gây sự chú ý.

Tôi là Li Cuiying, 63 tuổi, Trung Quốc. Kể từ khi nghỉ hưu ở tuổi 55, nhiều chuyện khiến tôi rất hối hận vì đã không kiểm soát được miệng của mình. Trước khi nghỉ hưu, tôi là giáo viên một trường THCS ở thị trấn, chồng tôi cũng là đồng nghiệp. 

Để thuận tiện cho công việc, vợ chồng tôi sống trong khu nhà ở dành cho giáo viên từ thứ 2 đến thứ 6, chỉ cuối tuần mới về nhà. Có thể nói, môi trường làm việc của chúng tôi tương đối đơn giản, hàng ngày đối mặt với các đồng nghiệp, học sinh. Chỉ cần dạy tốt, điểm số của học sinh tiến bộ là được. 

Đến tuổi nghỉ hưu, tôi sung sướng nghĩ rằng bản thân sớm được tận hưởng cuộc sống thảnh thơi. Tôi chỉ có một con trai, sau khi con tốt nghiệp đại học xin việc trong ngành Công nghệ thông tin, thu nhập cũng tốt. Còn vợ của con tôi là kế toán, cuộc sống các con khá ổn định. 

Vợ chồng già chúng tôi bắt đầu cuộc sống hưu trí, hàng ngày trò chuyện với hàng xóm, chơi cờ, học khiêu vũ, tập thể dục và đi dạo vào buổi tối. Từ khi về hưu, tôi thấy bản thân mình nói nhiều hơn, nói bất cứ điều gì mình muốn. Tuy nhiên, đây là trải nghiệm tồi tệ của tôi, tôi khuyên bạn không nên nói 3 điều sau với bất kỳ ai. 

Tôi 63 tuổi, lương hưu gần 17 triệu đồng rút ra bài học: Đừng nói 3 VẤN ĐỀ dù bị chê là "câm như hến" - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

1. Đừng nói về lương hưu

Sau khi tôi nghỉ hưu, hàng xóm luôn hỏi rằng, làm việc nhiều năm như vậy, lương hưu của tôi chắc cao. Tôi nói thật, lương giáo viên của tôi là 5000 NDT (gần 17 triệu đồng). Họ ghen tị nói rằng: "Lương cao quá, tôi làm cả tháng cũng không bằng nửa số tiền đó". Phần lớn hàng xóm của tôi là nông dân, công nhân hoặc làm việc bán thời gian. Họ không có lương hưu nên khi tôi nói ra điều này, tôi thấy mình "giàu" hơn so với họ. 

Không lâu sau, họ bắt đầu hỏi vay tiền, khi 100 NDT, khi 200 NDT,… Có người trả lại cho tôi, có người khất lần mãi không trả, có người còn lờ đi khoản vay. Khi tôi nhắc số tiền, họ cho rằng tôi keo kiệt, bủn xỉn. Chưa đầy 1 năm, tôi phát hiện mình đã cho vay tổng cộng 8000 NDT (khoảng 26,8 triệu đồng) và họ không có ý định trả lại.

Tôi 63 tuổi, lương hưu gần 17 triệu đồng rút ra bài học: Đừng nói 3 VẤN ĐỀ dù bị chê là "câm như hến" - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Hay trong thị trấn nơi tôi sinh sống thường diễn ra một số hoạt động bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đồ gia dụng,… Nghe tin tôi có lương hưu, họ đã lừa tôi mua chiếc ghế massage trị giá 10.000 NDT, hay chiếc nệm cao su non 8000 NDT. Mãi về sau tôi mới biết mình bị lừa một vố đau. 

Hay khi tôi đi du lịch, biết tôi có lương hưu rủng rỉnh, hướng dẫn viên liền mời chào tôi mua đồ. Nếu tôi không mua, họ tìm đủ cách chế nhạo khiến tôi xấu hổ. Tôi thật sự hối hận vì đã nói với mọi người về khoản lương hưu. 

2. Đừng khoe sự thành đạt của con cái

Con trai tôi kiếm được 20.000 – 30.000 NDT/tháng (khoảng 67 – 100 triệu đồng) khi đảm nhận vị trí Quản lý lập trình viên. Trong khi con cái của hàng xóm nhà tôi chỉ làm công nhân, bốc vác, lái xe,… rất vất vả mà thu nhập không cao. 

Và tôi cũng lỡ miệng khoe thu nhập của con, thể hiện sự hạnh phúc, tự hào vì con đạt mức lương cao. Ngay lập tức, hàng xóm thể hiện thái độ đố kỵ, mỉa mai. Trong một lần nhóm bạn già đi chơi, họ liên tục công kích tôi bảo con trai tới trả tiền vì con tôi lương cao, cũng nên mời mọi người 1 bữa ăn, và tôi đành phải chấp thuận. 

Cứ ngỡ họ sẽ biết điều nhưng hôm đó, họ đã gọi tôm hùm hấp, cá om xì dầu cùng rượu vang loại thượng hạng. Bữa ăn tối tốn 2000 NDT (khoảng 6,7 triệu đồng). 

Sau buổi đó, con trai tức giận nói: "Con còn rất nhiều khoản nợ mua nhà, mua xe và còn nuôi còn nhỏ. Con đâu thừa tiền để chiêu đãi họ, lần sau mẹ đừng làm vậy nhé!".

Tôi 63 tuổi, lương hưu gần 17 triệu đồng rút ra bài học: Đừng nói 3 VẤN ĐỀ dù bị chê là "câm như hến" - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

3. Đừng kể lể chuyện gia đình

Khi con dâu tôi sinh con, tôi có tới chăm sóc con và cháu một thời gian. Nhưng con dâu tôi không quen những món tôi nấu, chê canh nấu mặn, đồ ăn chán. Tôi cũng tỏ ra không hài lòng: "Ở quê, bố mẹ cũng vẫn ăn những món này, có sao đâu, rất tốt cho sức khỏe mà". Nhưng con dâu không nghe, lén lút mang đồ ăn đổ đi. Tôi phát hiện ra rất buồn lòng, liền lớn tiếng mắng con. Và còn rất nhiều những mâu thuẫn khác trong cuộc sống xảy ra giữa tôi và con dâu xoay quanh chuyện chăm sóc trẻ, dọn dẹp nhà, chi tiêu,… 

Một lần nữa, tôi lại không giữ được miệng, đi than thở, kể lể với mấy bà bạn. Chỉ sau một thời gian, họ bàn tán xôn xao câu chuyện gia đình tôi. Người nói tôi hà khắc, ghê gớm, bắt nạt con dâu. Người thì cho rằng con dâu tôi hỗn láo, ngang bướng. Những tin đồn thất thiệt khiến con trai tôi tức giận: "Sao mẹ lại đem chuyện trong nhà kể với mọi người như vậy?". 

Tôi thật sự xấu hổ khi thấy mọi người bàn ra tán vào chuyện gia đình mình. Họ hả hê khi thấy tôi và các con xảy ra cãi vã. 

Từ câu chuyện của bản thân, tôi khuyên mọi người nên biết kiềm chế, đừng tung hô mọi chuyện, đừng nói những điều vô nghĩa. Bởi tâm lý người đời sẽ ghen ghét, đố kỵ với chúng ta. Vậy nên dù điều kiện gia đình có tốt tới đâu cũng đừng khoe khoang và cũng đừng nên phàn nàn khi gặp khó khăn.  

Chia sẻ