Xu hướng"cưới chay" ngày càng gia tăng

Leena - Theo Mail,
Chia sẻ

Không chuẩn bị và không tổ chức nghi lễ tốn kém, Wang Shaowei và Zhang Xin kết hôn chỉ với chi phí 9 nhân dân tệ (~200.000 VND), và đã được cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Cặp vợ chồng này đã tham gia lực lượng lao động và cũng đã được chứng kiến tất cả những gì mà một nghi lễ kết hôn kiểu truyền thống Trung Quốc phải làm: mua nhà, mua xe hơi, sắm nhẫn cưới và tổ chức một buổi lễ xa hoa, sang trọng.

Chú rể Wang, 26 tuổi, cho biết: “Chúng tôi đã có một bữa tối tuyệt vời tại một căn phòng đi thuê có hai phòng ngủ để ăn mừng khi bắt đầu bước vào cuộc sống hôn nhân. Chỉ vậy thôi, không còn gì nữa”. Hiện hai vợ chồng ông Wang đang sống ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, xu hướng tổ chức lễ “cưới chay” (nude marriage) ngày càng tăng. Thuật ngữ này đề cập đến chuyện kết hôn của những người không có nhiều tài sản và những người chỉ dành một chút chi phí rất nhỏ cho đám cưới của mình. Một số cặp đôi khác lại tổ chức nghi lễ kết hôn kiểu này vì tò mò, háo hức. Một số khác thì buộc phải tổ chức kiểu này vì không có sự lựa chọn.
 

Tuy nhiên, đám cưới tiết kiệm của vợ chồng được thực hiện sau lưng của cha mẹ, và khiến những người thân lớn tuổi của hai họ phiền lòng. Cha mẹ đã buộc cả hai phải cưới lại nhưng cả hai vẫn chần chừ, nhưng rồi nghi lễ cưới xin lớn cuối cùng cũng được thực hiện và cả hai chuyển về một căn hộ mà bố mẹ Wang mua cho, cùng món quà của bố mẹ Zhang là một chiếc xe ô tô đời mới.

"Cha mẹ tôi không thể chấp nhận một đám cưới mà không có một căn hộ mới hoặc nghi lễ đàng hoàng. Mẹ tôi nói thật vô lý khi kết hôn với một cô gái mà chỉ mất có 9 nhân dân tệ” Zhang nói.

Khái niệm về “cưới chay” đi ngược hoàn toàn với phong tục kết hôn của Trung Quốc. Theo truyền thống thì cha mẹ sẽ phải lo cho con cái về mặt cơ sở vật chất khi con có quyết định kết hôn.

Nói chung, sự kiện kết hôn có thể tiêu tốn hết số tiền nhà trai tiết kiệm được trong nhiều năm. Chi phí này có thể sẽ phải trả cho việc mua nhà, hoặc ít nhất là thanh toán cho một buổi lễ chi phía đắt đỏ cũng như quà tặng đính hôn cho nhà gái.
 

Gia đình cô dâu có thể xem xét việc hỗ trợ nhà trai trong chuyện mua nhà, hoặc mua xe hoặc tùy vào tài chính của họ.

Hiện tượng “cưới chay” được đặt ra vào năm 2008. Kiểu hôn nhân này đánh trúng tâm lý nhiều thanh niên Trung Quốc, đặc biệt là những người sinh ra vào những năm 1980. Nguồn cơn của kiểu kết hôn này xuất phát từ một bộ phim miêu tả cuộc sống vui buồn lẫn lộn của một cặp vợ chồng trẻ, họ có một cuộc hôn nhân bình thường và phải chiến đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo một cuộc thăm dò được tiến hành bởi các trung tâm điều tra xã hội của các thanh niên Trung Quốc thì có tới 48% ủng hộ cuộc kiểu cưới này, trong khi con số phản đối chỉ là 23%.

Đa số người được hỏi đồng ý rằng cuộc sống hôn nhân của cặp vợ chồng như vậy sẽ khó khăn hơn so với các đồng nghiệp của họ về tài chính tốt hơn.

Các chuyên gia cho biết việc chấp nhận kiểu "cưới chay” này ngày càng tăng cho thấy một thái độ cởi mở hơn trong thanh niên.
Chia sẻ