Góa phụ giữa nhà chồng
"Đây là tiền bố mẹ cho chị, cũng đủ để mua một căn nhà ở quê. Hai tháng nữa sẽ bán nhà này, chia cho mấy anh em", cô em chồng vừa nói vừa ném gói tiền trước mắt chị.
Đây là tiền bố mẹ cho chị, cũng đủ để mua một căn nhà ở quê. Hai tháng nữa bố mẹ sẽ bán căn nhà này, chia cho mấy anh em còn lại, cô em chồng của chị Thu Hương, Q.8, TP.HCM, vừa nói vừa ném gói tiền xuống trước mắt chị.
Ngồi đối diện với bàn thờ chồng còn thơm mùi nhang, chị Hương tủi thân khóc nức nở. Nước mắt người góa phụ 39 tuổi thấm đẫm áo cậu con trai hai tuổi.
Đất vợ chồng chị ở là của bố mẹ chồng cho, nhưng ngôi nhà bốn tấm khang trang này là công sức ky cóp của hai vợ chồng. Từ sau khi chồng qua đời do tai nạn giao thông, gia đình chồng đã bắt đầu lên kế hoạch đẩy nàng dâu "sát chồng" ra đường. Bố mẹ chồng chị dù không lên tiếng nhưng thường xuyên cho em chồng chị đến nhà gây áp lực.
Ảnh minh họa |
Tỉnh táo để biết mình phải làm gì?
Nếu có mối quan hệ tốt với gia đình chồng, bạn sẽ vẫn được xem là một thành viên chính thức trong nhà dù chồng đã mất. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bạn sẽ lập tức trở thành người dưng vào khoảnh khắc chồng qua đời.
Chị Thu Hương là một trong những trường hợp đáng tiếc như vậy. Thế nhưng, hơn bao giờ hết, đấy là lúc chị và những người cùng cảnh ngộ cần dũng cảm chấp nhận thực tế, tỉnh táo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Khi nỗi đau tạm lắng xuống, bạn nên có cuộc họp gia đình trong tương lai. Trong cuộc họp ấy, bạn cần nói rõ về các vấn đề sau:
Về mối quan hệ của bạn với gia đình chồng: Nếu không có ý định tái hôn và muốn thay chồng chăm sóc bố mẹ già, bạn nên nói rõ ý định và đưa ra những lý do thật sự thuyết phục. Ngoài ra, bạn cũng cần dùng hành động để chứng tỏ thành ý của mình.
Tài sản: Nếu tài sản là của riêng vợ chồng bạn, theo luật, một nửa là của bạn, ngoài ra, bạn còn được nhận một phần tương đương với các đồng thừa kế (gồm bố mẹ chồng và con) đối với phần tài sản của người chồng quá cố. Trường hợp của chị Thu Hương, chị sẽ nhận được khoản bồi thường tương đương với phần đã đóng góp trong việc xây dựng ngôi nhà.
Chuyện con cái: Bạn là người có toàn quyền chăm sóc, nuôi nấng con cái, không ai được phép can thiệp vào, dù chồng bạn đã mất.
Dù có gia đình riêng, bạn không nên tách con ra khỏi gia đình chồng. Hãy để đứa trẻ là cầu nối giữa bạn và họ. Điều đó cho thấy bạn là người có trước có sau. Nó cũng sẽ tạo ra môi trường tốt để con bạn phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Gia đình chồng cương, bạn cũng phải cương
Theo chuyên viên tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai, Trung tâm tư vấn Tình yêu Hôn nhân Gia đình, nếu đã nói chuyện có lý có tình với gia đình chồng nhưng họ vẫn không đồng ý cho bạn ở lại để có thời gian thu xếp cuộc sống, giải quyết những việc liên quan, bạn có thể nhờ tới bố, mẹ đẻ.