Để anh ấy luôn lắng nghe những gì bạn nói
Có những lúc nói chuyện, bạn khiến anh ấy bực mình, đóng sầm cửa lại rồi giận dữ đi ra ngoài. Chỉ bằng vài động thái khéo léo bạn có thể khiến anh ấy răm rắp lắng nghe bạn.
Giao tiếp là vấn đề khó khăn nhất của cuộc sống, và khi có một vấn đề nghiêm trọng nào đó, giao tiếp ổn thỏa sẽ giúp giải tỏa được những bực bội, nghi ngờ... và ngược lại. Tuy nhiên để có thể chắc chắn rằng anh ấy luôn quan tâm đến những gì bạn đang nói sẽ cần sự nỗ lực hết mình để dung hòa từ phía bạn. Với những cách sau đây bạn có thể khiến cho anh ấy luôn tập trung lắng nghe mình.
1. Đừng bao giờ xét đoán anh ấy
2. Không nên đưa ra lời buộc tội đối với anh ấy
Nếu bạn buộc tội nửa kia của mình hoặc bạn làm cho anh ấy thấy có vẻ như anh ấy đã làm điều gì sai trái và buộc anh ấy phải thể nhìn nhận thấy điều đó. Bạn nên biết rằng khi bị bạn buộc tội sẽ làm anh ấy tổn thương sâu sắc, thậm chí có thể anh ấy sẽ suy nghĩ bạn như một vị quan tòa còn anh ấy là một bị cáo đầy tội lỗi. Điều này sẽ khiến cho hai bạn không thể có tiếng nói chung. Vì thế nếu không muốn anh ấy đóng sập cánh cửa một cách giận dữ tốt nhất là bạn hãy tôn trọng anh.
3. Không đòi hỏi
Bạn nghĩ rằng yêu cầu hoặc đòi hỏi anh ấy đáp ứng một cái gì đó là điều hoàn toàn tất yếu khi anh ấy và bạn là một cặp đôi! Hãy cẩn thận với chính suy nghĩ ấy vì chắc chắn rằng khi bạn đòi hỏi những thứ cho nhu cầu riêng của mình điều đó có thể làm anh ấy cảm thấy bạn như một đứa trẻ khó chịu, luôn luôn mè nheo và tất nhiên anh ấy sẽ không bao giờ lắng nghe bạn những lúc này.
4. Hãy nói những điều có ý nghĩa
Điều này rất quan trọng vì nó cung cấp cho anh ấy câu trả lời mà bạn nghĩ chính xác và anh ấy muốn nghe điều đó. Bởi vậy bạn phải luôn luôn nói những gì có nghĩa trong khi trò chuyện, đồng thời đó cũng là những suy nghĩ thực của chính bạn về vấn đề đó nếu bạn cũng đang mong muốn anh ấy phải trung thực với bạn.
5. Thường xuyên nhìn thẳng vào mắt anh ấy khi giao tiếp
Đây là điều rất quan trọng đối với cả hai người vì khi nhìn vào mắt nhau trong khi trò chuyện, mỗi người sẽ tự cảm nhận được sự quan tâm của đối tác của mình đối với câu chuyện, vấn đề mình đang nói.
Hơn thế điều này còn giúp bạn gần gũi, khuyến khích sự trung thực, thân mật, và hiểu biết về nhau hơn. Bên cạnh đó, thật khó để tin rằng những gì người khác đang nói nếu họ đang tìm kiếm bất cứ nơi nào, nhưng trong mắt của bạn.
6. Hỏi những câu hỏi
Bạn không thể chỉ nói những gì bạn đang suy nghĩ hay cảm giác của riêng bạn. Bạn cũng cần phải đặt câu hỏi cho anh ấy, để anh ấy thấy mình cũng có một phần trong cuộc trò chuyện ấy. Hãy chắc chắn rằng khi bạn giao tiếp với anh ấy cũng chính là lúc cả hai lắng nghe lẫn nhau, đáp ứng - trân trọng và trung thực cùng nhau. Đó là điều quan trọng để hai bạn nói chuyện với nhau.