Câu chuyện sinh nở

,
Chia sẻ

Trong Thánh kinh, sự kiện Mẹ Đồng trinh sinh hạ chúa Jêsus gắn với nhiều câu chuyện kỳ bí. Việt Nam lại có câu chuyện “sinh nở” Thánh Gióng hay truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đầy tự hào…

“Sự sinh nở được coi là sự kiện thiêng liêng, liên quan mật thiết tới mỗi con người. Sự kiện này tuy giống nhau với tất cả mọi người về phương diện sinh học nhưng lại được trải nghiệm khác nhau. Quyền lực, sự hiểu biết; khoa học và tín ngưỡng cũng như mối quan hệ giữa các giới đều có liên quan tới quá trình sinh nở”…

Và gần như tất cả quá trình thiêng liêng và gần gũi đó được hiện hữu trong buổi trưng bầy triển lãm “Sinh nở: hành vi, hiện vật và nghi lễ” được phối hợp giữa Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace tại Hà Nội.

 
Các dụng cụ dùng để cắt rốn trẻ sơ sinh của một số dân tộc thiểu số người Việt.
 
 

Lưu bút của bà ngoại khi có cháu mới sinh.
 
 
 
Dụng cụ của nữ hộ sinh Pháp, 2007.
 
 

Chùm gai treo trước cổng nhà có trẻ sơ sinh của người Chăm, Ninh Thuận.

 

 

Bát cúng “mở mắt” trẻ sơ sinh của người Mnông, Đăk Nông.

 

 

Ống bơm chất gel “E” để bôi trơn cho dễ sinh của Pháp, 2007

 

Hạt vừng nấu cháo cho sản phụ ăn để dễ đẻ, Việt Nam, 2007

 

 

Túi cói đựng hoa thai để đem chôn của người Mnông Gar, Đắk Lắk, 2008

 

Túi bùa hộ mệnh với giấy ghi lời phù chú Hồi giáo Sê-Nê-Gan, 1990

 

Áo và số hiệu của bệnh viện để nhận biết sản phụ và con, Hà Nội, 2007.
 
Theo Hữu Nghị
 Dân trí
Chia sẻ