Thực trạng đáng buồn tại Ấn Độ: Phụ nữ chấp nhận cắt bỏ tử cung, chấm dứt kinh nguyệt chỉ để được nhận vào làm với đồng lương rẻ mạt

Imacho,
Chia sẻ

Hầu hết họ đều đến từ những vùng quê xa xôi, thiếu kiến thức y khoa nên không ý thức được hậu quả của việc cắt bỏ tử cung đối với sức khỏe.

Chu kỳ kinh nguyệt là vấn đề sinh lý hết sức bình thường của phụ nữ, thậm chí còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trớ trêu thay đây lại là điều cấm kỵ ở Ấn Độ. Người dân nơi đây quan niệm phụ nữ mỗi khi tới ngày "đèn đỏ" là không sạch sẽ, họ còn bị cấm lui tới những nơi linh thiêng trong thời gian đó. Bức xúc hơn là những năm trở lại đây, phụ nữ vùng sâu vùng xa không có nhiều kiến thức y khoa đã chấp nhận cắt bỏ tử cung chỉ để có được việc làm nuôi sống bản thân và gia đình. Đây là thực trạng đáng buồn và xót xa tại Ấn Độ.

Thực trạng đáng buồn tại Ấn Độ: Phụ nữ chấp nhận cắt bỏ tử cung, chấm dứt kinh nguyệt chỉ để được nhận vào làm với đồng lương rẻ mạt - Ảnh 1.

Những ngày gần đây, mạng xã hội không ngừng đưa tin về những người phụ nữ không có tử cung sinh sống ở tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ. Beed, khu vực tập trung nhiều dân nhập cư từ các vùng lân cận, hàng năm vẫn đều đặn đón các vị khách phương xa đến vào mỗi mùa thu hoạch mía dù điều kiện làm việc nơi đây vô cùng khắc nghiệt, nhất là đối với phụ nữ. Thời gian làm việc kéo dài nhiều tiếng và không cố định vì nhiều lúc phải thu hoạch vào ban đêm, trong khi giờ giải lao lại eo hẹp, hình phạt dành cho những ai vi phạm điều luật lao động còn vô cùng nghiêm khắc. Điều này tạo ra rất nhiều khó khăn cho các lao động nữ mỗi khi họ "đến tháng". Lúc đó, họ được phép nghỉ từ 1-2 ngày không lương nhưng vẫn phải nộp phạt hệt như việc không đi làm.

Thực trạng đáng buồn tại Ấn Độ: Phụ nữ chấp nhận cắt bỏ tử cung, chấm dứt kinh nguyệt chỉ để được nhận vào làm với đồng lương rẻ mạt - Ảnh 2.

Thực trạng đáng buồn tại Ấn Độ: Phụ nữ chấp nhận cắt bỏ tử cung, chấm dứt kinh nguyệt chỉ để được nhận vào làm với đồng lương rẻ mạt - Ảnh 3.

Do tính chất công việc, công nhân thu hoạch mía đôi khi phải ngủ lại trong những túp lều dựng tạm trên cánh đồng mà ở đó không có phòng tắm hay nhà vệ sinh. Điều kiện làm việc thiếu thốn trăm bề dẫn đến tình trạng nhiều nữ công nhân bị nhiễm trùng vùng kín. Căn bệnh vốn có thể điều trị bằng thuốc nhưng những tên bác sĩ lang băm lại đề xuất phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung vốn dĩ không cần thiết. Đối với những phụ nữ đã kết hôn và sinh 2-3 người con (đa số dưới 40 tuổi, nhiều trường hợp chỉ mới ngoài 20), chúng ra sức khuyên răn loại bỏ tử cung, vừa có thể kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe. Và tất nhiên, những người phụ nữ thiếu kiến thức y khoa nghe theo răm rắp vì họ muốn được ở lại làm việc lâu dài mà mỗi tháng không phải xin nghỉ hay đóng phạt.

Thực trạng đáng buồn tại Ấn Độ: Phụ nữ chấp nhận cắt bỏ tử cung, chấm dứt kinh nguyệt chỉ để được nhận vào làm với đồng lương rẻ mạt - Ảnh 4.

Những người phụ nữ ấy không hề biết được tác dụng phụ của việc loại bỏ tử cung rất tồi tệ. Triệu chứng như đau nhức khắp người, thường xuyên bị chóng mặt chỉ là điểm khởi đầu. Hoặc giả có biết, có lẽ họ cũng phải chấp nhận đau đớn để đổi lấy công việc kiếm được tiền trang trải chi phí sinh hoạt gia đình. Ở những nơi mà lao động giá rẻ tràn lan thì việc người lao động bị ép đưa vào tình huống vô nhân đạo được xem là khá bình thường. Đáng nói hơn, đây không phải là vấn đề quá mới mẻ ở Ấn Độ. Theo Bộ trưởng Y tế Maharashtra Eknath Shinde, đã có hơn 4.605 trường hợp phụ nữ cắt bỏ tử cung chỉ tính riêng ở Beed.

Một thực trạng khác được đăng tải trên tờ Reuters về những loại thuốc uống không nhãn mác, không rõ thành phần, nơi xuất xứ được đưa cho các nữ công nhân ngành may mặc ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ, uống mỗi khi họ "tới tháng" và than phiền đau bụng không ngừng. Theo thống kê, nơi đây có khoảng hơn 300 nghìn lao động nữ hiện đang làm việc, không ít trường hợp dưới tuổi vị thành niên vẫn được nhận vào "làm chui".

Thực trạng đáng buồn tại Ấn Độ: Phụ nữ chấp nhận cắt bỏ tử cung, chấm dứt kinh nguyệt chỉ để được nhận vào làm với đồng lương rẻ mạt - Ảnh 5.

Tổ chức Thompson Reuter tiến hành phỏng vấn hơn 100 phụ nữ thuộc độ tuổi từ 15 đến 25. Hầu hết bọn họ đều từng nếm trải tác dụng phụ của những "viên thuốc ma" trên, bao gồm các triệu chứng buồn nôn, kinh nguyệt thất thường, trầm cảm và thậm chí là khó thụ thai.

Mặc dù xã hội ngày nay tiên tiến và có rất nhiều người đứng lên đòi lại công bằng cho phụ nữ thì quan điểm kỳ thị đối với chu kỳ kinh nguyệt tại Ấn Độ vẫn còn khá gay gắt. Đến cả các quốc gia phương Đông, đây cũng là vấn đề thường xuyên được đem ra tranh cãi.

Trong cuộc khảo sát được đăng trên Tạp chí y học Anh dựa trên ý kiến của 33 nghìn phụ nữ ở Hà Lan, 1 đất nước có trình độ tri thức phát triển và thường xuyên có mặt trong top 5 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, cho thấy trung bình 1 người phụ nữ mất khoảng 8,5 ngày làm việc cho các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Chỉ có 14% người nộp đơn xin phép nghỉ học hoặc nghỉ làm. Trong đó, vỏn vẹn 21% phụ nữ dám ghi vào lá đơn lý do xin nghỉ là do "tới tháng", số còn lại phải viện cớ khác. Con số này cho thấy cuộc chiến bình đẳng giới trên khắp thế giới vẫn còn chặng đường rất dài mới có thể giành được chiến thắng.

(Nguồn: BBC, iflscience)

Chia sẻ