Thì ra đây là lý do chân tường trong nhà thường được sơn màu khác

Cẩm Ly,
Chia sẻ

Điểm đặc biệt này có ở hầu hết các ngôi nhà, liệu bạn có để ý?

Nếu bạn để ý căn nhà của mình hay nhiều ngôi nhà khác bạn sẽ thấy rằng phần chân tường giáp với sàn nhà thường được sơn màu tối, hoặc được ốp đá hoa cùng với sàn nhà. Chúng cao khoảng 10-15 cm. 

Tại sao người ta không để cùng một màu mà sơn tường một màu khác và chân tường một màu khác tối hơn?

Thì ra đây là lý do chân tường trong nhà thường được sơn màu khác - Ảnh 1.

Tại sao hầu như ngôi nhà nào cũng có phần chân tường cao 10 -15 cm được sơn với màu nâu sẫm?

Một trong những hiện tượng chúng ta thường gặp nhất đối với căn nhà của mình là hiện tượng ẩm mốc chân tường. Đây là phần "nhạy cảm nhất" dễ bị nấm mốc tấn công cũng như dễ dính các vết bẩn từ sàn nhà. Nhất là chúng không dễ dàng xử lý và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của căn nhà.

Vì vậy, khi sơn tường bằng hai màu như vậy không những sẽ bảo vệ bức tường mà còn đóng vai trò trang trí tạo nên cảnh quan đẹp hơn cho ngôi nhà.

Cụ thể, chân tường rất dễ dính bụi bẩn bởi sàn nhà thường là nơi ta sinh hoạt hằng ngày. Trong khi sàn nhà lát gạch và được lau chùi thường xuyên còn vết bẩn trên chân tường thì rất khó xử lý. Mặt khác, đất bụi thường có màu nâu, vì vậy việc sơn màu nâu ở chân tường sẽ giúp cho mắt thường khó phát hiện được các vết bẩn lâu ngày dính trên tường. Vì vậy mà nó giúp căn nhà trông sạch sẽ hơn.

Một số ngôi nhà hiện nay còn thay thế phần sơn này bằng một phần lát gạch, ốp gỗ hoặc các chất liệu trơn và bền khác ở chân tường, giúp việc lau chùi trở nên dễ dàng hơn. Hoặc hiện nay cũng có nhiều loại sơn có thể dễ dàng lau chùi vây nên khi hoàn thiện ngôi nhà người ta sẽ bỏ qua việc sơn chân tường.

(Nguồn: House Fun)

Chia sẻ