Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết "ngọt ngào nhất từ khi có Vừng"

Lynk, ảnh: Cú Vọ,
Chia sẻ

Càng gần Tết càng bận, nên Thùy Dương - mẹ bé Vừng đã quyết định cúng 23 tháng Chạp sớm hơn 1 ngày. Mà không chỉ có Dương, hôm nay nhiều gia đình cũng tranh thủ nghỉ cuối tuần để làm mâm cơm sum họp.

Phố Lý Nam Đế chiều cuối năm thật đông đúc. Người qua lại nườm nượp, các chị các mẹ đi chợ sắm đồ làm cỗ cúng 23 tháng Chạp sớm rộn ràng như đi hội. Trong giỏ xe đạp của các bà là những cành đào nhỏ đã nở hồng rực rỡ, các mẹ thì tay xách nách mang đủ thứ hoa quả, trầu cau, gà sống, vàng mã... khiến ai cũng thấy bồi hồi đến lạ.

Năm nay, ngày ông Công ông Táo rơi đúng vào thứ 2 đầu tuần, mọi người vẫn đi làm khá bận rộn, nên nhiều gia đình đã quyết định tiễn các ông lên chầu trời sớm cho... đỡ tắc đường. Mặc dù hầu hết các gia đình ở Hà Nội vẫn duy trì những phong tục tập quán truyền thống, nhất là dịp Tết Nguyên đán, song, cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều thay đổi, nên dần dần mọi người cũng thay đổi nếp văn hóa cho phù hợp hơn. Chẳng hạn như những ngày lễ tiết quan trọng có thể xê dịch sớm hơn một vài hôm, vẫn giữ nguyên đủ đầy quy tắc truyền thống, chỉ là khác ngày đi cho tiện với lịch sinh hoạt, làm ăn của người dân.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 1.

Vì bận rộn với công việc kinh doanh, chăm sóc con nhỏ, lại là một bà mẹ đơn thân, Thùy Dương (27 tuổi) đã quyết định cúng ông Táo sớm hơn 1 ngày ở cửa hàng, để hôm sau còn "chạy sô" 2 bên nội ngoại. Vốn có quan niệm sống rất cởi mở, hiện đại, Dương cho rằng mình vẫn sắm sửa đủ theo nghi lễ truyền thống, chuẩn bị mâm cỗ tươm tất tiễn ông Táo lên trời thì sớm 1 hôm cũng vẫn ổn, không có vấn đề gì.

Tất bật cả buổi sáng chăm lo cho con, đầu giờ chiều Dương mới đi chợ sớm để chuẩn bị nấu cơm cúng. Cửa hàng mà cô thuê là ngôi nhà 4 tầng khá to nằm con ngõ cuối phố Lý Nam Đế, nên Dương cũng dự trù sẽ làm mâm cỗ vừa vừa, có cả mẹ đẻ và chị em bạn bè đến giúp.

"Ở đây không có bàn thờ gia tiên, chỉ có bàn thờ thần tài thôi, nhưng cũng là nơi gắn bó với mình suốt cả năm qua, mình cũng dành khá nhiều thời gian ở tại cửa hàng nên có đầy đủ mọi thứ ấm cúng như ở nhà vậy.

Năm ngoái Vừng còn nhỏ, mình chẳng làm gì được suốt cả Tết. Năm nay thì cu cậu lớn hơn rồi, có bà ngoại trông giúp, nên mới có thời gian bếp núc một chút, tự tay làm cơm cúng".

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 2.

2h chiều, Dương có mặt tại chợ Hòe Nhai. Bình thường thì giờ này chợ vắng hoe, chẳng ai mua bán gì, nhưng giáp Tết thì chợ đông như hội. Đã chuẩn bị sẵn danh sách những thứ cần mua, Dương muốn nấu một bữa cơm cúng giản đơn nhưng vẫn đủ đầy các món truyền thống. Mua các đồ nấu mặn trước, rồi sau đó cô mới tìm mua đồ chay, hoa, vàng mã.

Nghe nhiều người bảo bận thì đặt mua hết đồ online cho nhanh, một mình xoay sở lại vất vả, Dương cũng chần chừ tham khảo, nhưng xem đi xem lại, bà mẹ trẻ quyết định tự tay đi chợ, nấu nướng cho thành tâm, giữ nguyên phong vị truyền thống. Dù có lối sống hiện đại, nhưng Dương cũng là một người phụ nữ thích những nét văn hóa cổ truyền, hơn nữa lại sinh ra trong gia đình gốc Hà Nội lâu đời, mẹ của Dương đã dạy dỗ cô rất nhiều thứ, khiến cho Dương rất đam mê nấu ăn và làm các thứ thủ công.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 3.

dsc01000
dsc01000
dsc00987
dsc00987

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 5.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 6.

3h Dương quay trở về cửa hàng. Mọi thứ đã được dọn dẹp sạch sẽ, bà mẹ trẻ tạm nghỉ 1 hôm không bán hàng, không gặp khách, không sổ sách giấy tờ để có một ngày nghỉ cuối tuần làm 23 tháng Chạp thật thoải mái. Hội chị em bạn dì cũng đến giúp đỡ, mỗi người 1 tay chuẩn bị đồ ăn. Bé Vừng chơi với bà ngoại, cậu nhóc loanh quanh lạ lẫm với căn phòng của mẹ được trang trí Tết đẹp đẽ, nhà cũng đông người hơn mọi khi nên Vừng rất vui.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 7.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 8.

dsc01054
dsc01054
dsc01053
dsc01053
dsc01100
dsc01100
dsc01121
dsc01121

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 10.

Trong căn bếp sáng sủa ấm cúng, tiếng dao thớt, xào nấu, mùi đồ ăn thơm lựng khắp không gian. Lâu lắm rồi mới vào bếp để làm cỗ theo kiểu truyền thống, Dương cảm thấy khá lạ lùng.

"Từ ngày chỉ còn mình với Vừng thì hầu như mình không bao giờ nấu ăn nữa. Ở nhà chỉ toàn mẹ ruột hoặc mẹ chồng nấu giúp. Nhưng hôm nay thì mình muốn tự tay làm, để Vừng có một ngày ông Táo ý nghĩa, được trải nghiệm cùng mẹ trọn vẹn hương vị Tết từ bây giờ".

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 11.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 12.

Đến 5h thì cỗ cũng xong xuôi, bày ra mâm với đủ gà luộc, bánh chưng, bò xào... Trong nhà chỉ toàn phụ nữ, ai cũng bận rộn, chỉ có chiều cuối tuần này rảnh rỗi sum vầy, nên cùng nhau vừa làm vừa trò chuyện thật vui.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 13.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 14.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 15.

Cúng bái, hóa vàng xong xuôi, Dương cùng mẹ và các chị em hạ mâm cúng, mang cá vàng ra hồ Gươm thả. Bà mẹ trẻ bỗng hồi hộp nôn nao khó tả, bởi đây là lần đầu tiên cô đưa bé Vừng đi trải nghiệm văn hóa thả cá chép tiễn ông Táo chầu trời. Mặc dù cá được đem đi lúc trời đã nhá nhem tối, khác phong tục truyền thống là thả cá trước 12h trưa ngày 23 âm lịch, nhưng nhiều nhà khác cũng tranh thủ làm cỗ sớm thả cá sớm như Dương, nên cô nghĩ cũng không phạm điều gì.

Trở về cửa hàng, mọi người cùng nhau bày mâm, hâm nóng lại thức ăn rồi quây quần cùng trò chuyện thật ấm áp. Vừng đùa nghịch, cười rộn rã khắp cả nhà. Có lẽ với Dương, từ sau khi trở thành mẹ đơn thân, đây là cái Tết an yên và nhiều niềm vui nhất...

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 16.

Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết ngọt ngào nhất từ khi có Vừng - Ảnh 17.

Chia sẻ