Thay vì đưa ra những lý do ngớ ngẩn, đây mới là cách giải quyết thông minh khi đi làm muộn!

Bi Yu,
Chia sẻ

Quả thật, cuộc sống ai chẳng có lúc này lúc kia và thỉnh thoảng nhân viên đến muộn là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, "bào chữa" thế nào cho hợp tình hợp lý mới là điều quan trọng.

Trong các buổi phỏng vấn, đi muộn là điều tối kỵ! Điều này cũng gây ra ấn tượng vô cùng xấu về bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Khi đi làm, nếu thường xuyên lặp đi lặp lại chuyện đi muộn, bạn sẽ bị những đồng nghiệp xung quanh đánh giá thấp và tệ hơn là bị sếp sa thải.

perder-el-tiempo

Theo khảo sát của Careerbuilder với hơn 1000 nhân viên văn phòng, lý do họ thường đưa ra khi đi làm muộn là: tắc đường (51%), ngủ quên (31%), thời tiết xấu (28%), ốm (23%) và quên đồ (13%). Nhưng đôi khi, các nhà quản lý cho biết họ nhận được những lý do kì quặc hơn nhiều từ nhân viên của mình, chẳng hạn như:

Tôi bị ốm nghén (đó là lý do từ một người đàn ông).

Cà phê của tôi quá nóng và tôi bị bỏng lưỡi nên đến muộn.

Tuần trước tôi đi xem bói và được cảnh báo về một vụ tai nạn xe hơi trên đường cao tốc lớn. Vì vậy tôi phải đi đường vòng nên đã đi trễ 1 tiếng.

Con tôi muốn mẹ ở nhà nên đã lén tắt chuông báo thức.

Vậy bạn nên giải quyết như thế nào nếu chẳng may muộn giờ làm?

ManejarTiempos

Khi bạn biết chắc rằng mình đã muộn giờ làm: Tốt nhất là bạn nên thông báo trước cho sếp của mình để họ khỏi mất công chờ đợi, không quá thất vọng khi nhìn thấy bạn đến muộn. Một lời xin lỗi chân thành là điều cần thiết để thể hiện sự hối lỗi thay vì đưa ra một lời biện minh vô lý. Hãy bày tỏ rằng bạn thực sự không muốn điều đó xảy ra và biết rằng hành động của mình đã ảnh hưởng đến công việc chung và lợi ích của công ty như thế nào.

Khi bạn đã đến muộn: Hãy chuyển sang nhắn tin hoặc gửi email xin lỗi sếp sẽ tốt hơn là bày tỏ trực tiếp. Hãy trình bày lý do một cách ngắn gọn, thuyết phục và hứa rằng sẽ khắc phục được lỗi lầm này.

estilodevida-chica-impuntual

Hãy nhớ rằng, thường thì các ông chủ có xu hướng khoan dung với việc thỉnh thoảng đi làm muộn của nhân viên, nhưng một số khác lại tỏ ra rất khắt khe: Theo CB, 30% các sếp nói rằng việc đến sớm hay muộn của nhân viên không quan trọng nếu người đó vẫn hoàn thành công việc kịp tiến độ với kết quả tốt.

Tuy nhiên, mức độ đi muộn mà đa số các ông chủ cho phép là không quá 5 lần/năm. Hãy cố gắng rèn cho mình một tác phong chuyên nghiệp, đúng giờ thay vì cố ngủ thêm vài phút rồi phải chạy đua với chiếc máy chấm công chị em nhé!

(Theo Careerbuilder.com)

Chia sẻ