"Nơi ấy"... có mùi

Theo VNE,
Chia sẻ

Một vài phụ nữ than phiền họ có mùi hôi âm đạo dù vệ sinh thường xuyên. Điều này là một nỗi khổ, đặc biệt là nếu nó bị người khác chú ý và phản ánh.

Mùi sinh dục là do sự kết hợp dịch tiết âm đạo, nội tiết, mồ hôi và các nguồn bên ngoài như nước tiểu, phân... Mùi này có thể là do âm đạo bị nhiễm trùng hay do bệnh, nguyên nhân có thể do có quá nhiều dịch tiết âm đạo, ngứa âm hộ, đau và nhức.

Đôi khi âm đạo có mùi thực sự là bình thường, đơn giản đó chỉ là dịch tiết âm đạo trong mỗi người phụ nữ trưởng thành. Mùi này có thể thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nhưng nhiều khi nó thực sự do bệnh nhiễm trùng âm đạo.

"Nơi ấy"... có mùi 1
"Cô bé" có mùi khó chịu có thể do nhiều nguyên nhân. Về cơ bản bạn nên đến bác sĩ kiểm tra cẩn thận chứ không nên tự điều trị. Ảnh: health24.com.

1. Nguyên nhân do nhiễm trùng âm đạo bao gồm:

- Nhiễm khuẩn âm đạo (là nguyên nhân chính giải thích tại sao '"cô bé" có mùi hôi).

- Bệnh Trichomoniasis (trùng mảng uốn roi đuôi - có khoảng 20% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bệnh này).

- Loét âm hộ do bất cứ nguyên nhân nào, đặc biệt là do u hạt bẹ hoặc hạ cam.

- Các bệnh liên quan đến bệnh viêm khung xương chậu.

- Dùng quá lâu băng vệ sinh, màng ngăn, băng gạc.

- Hở đường nối âm hộ với trực tràng hoặc bàng quang có thể là sau sinh đẻ, chấn thương hay do phẫu thuật.

- Viêm tuyến mồ hôi

- Bệnh candidal vulvovaginitis - bệnh tưa miệng rất phổ biến gây ra mùi nổi bật nhưng không phải phụ nữ nào cũng bị.

2. Nguyên nhân không phải do nhiễm trùng âm đạo:

- Đổ mồ hôi quá mức, đặc biệt liên quan với béo phì.

- Táo bón mãn tính, đầy hơi và chế độ ăn uống dẫn đến gia tăng mùi trực tràng.

- Đái dầm, giải phóng ammoniac.

- Ỉa đùn.

- Ít khi vệ sinh thường là những phụ nữ cao tuổi hay bệnh tật.

- Ung thư âm hộ, khi đó nó là nguyên nhân nhân dẫn đến hoại tử.

- Mưng mủ hay hoại tử do ung thư một bộ phận sinh dục khác.

- Hội chứng mùi cá ươn

- Khứu giác ảo, ví dụ như liên quan đến bệnh động kinh.

- Các bệnh về tâm thần.

Khi vùng kín có mùi hôi khó chịu, bạn nên đi xét nghiệm cẩn thận cả bên trong và bên ngoài, bao gồm pH, âm đạo, âm hộ... Tùy vào những nguyên nhân mà có những cách điều trị khác nhau.

Về cơ bản, bạn nên:

- Tránh mặc đồ lót chật, không đúng kích cỡ.

- Thay đồ lót thường xuyên.

- Vệ sinh vùng kín 1- 2 lần mỗi ngày bằng dung dịch có tính sát khuẩn nhẹ.

- Cố gắng giảm cân nếu vấn đề của bạn xuất phát từ đó.

- Nếu không kiềm chế được nước tiểu, phân thì nên sử dụng miếng thấm lót để giảm bớt mùi, đồng thời vệ sinh thường xuyên.

- Khi bị hôi vùng kín không nên tự điều trị. Việc sử dụng chất tẩy rửa, diệt khuẩn quá mức có thể kích thích âm đạo, âm hộ dễ dẫn đến viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng thứ cấp.
 

 
 Chị em cảnh giác nhé, "vùng kín" rất dễ viêm nhiễm nặng vì vệ sinh bằng nước muối
"Nơi ấy"... có mùi 2
Chia sẻ