Lây bệnh khi thăm bệnh

,
Chia sẻ

Môi trường bệnh viện là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất và nếu thiếu kỹ năng tự bảo vệ thì không chỉ người bệnh mà cả người chăm sóc và đến thăm cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Mầm bệnh ở nơi chữa bệnh

Môi trường bệnh viện được xem là một ổ dịch. Vi khuẩn có ở khắp nơi: ở dụng cụ y tế, rác phế thải, giường bệnh, nắm cửa, thức ăn… Các vi khuẩn gây bệnh này có thể còn sống trong môi trường một thời gian dài sau khi được phóng ra ngoài như khi người bệnh: ho, hắt hơi, chảy máu…

Thực trạng quá tải của các bệnh viện lớn, bệnh viện tuyến trên hiện nay càng dễ dàng cho việc phát tán mầm bệnh ngay tại nơi chữa bệnh. Trong cùng một phòng, thậm chí là một giường cũng có nhiều bệnh nhân mang nhiều mầm bệnh khác nhau. Khi bệnh viện quá tải, 2-3 bệnh nhân phải chia sẻ một chiếc giường khiến nguy cơ lây bệnh lẫn nhau rất cao.

Nhiều người cho rằng, đến thăm thân nhân ở bệnh viện là con đường mang bệnh từ bệnh viện về nhà. Lo ngại này không phải là thừa. Nhưng ít ai biết rằng, chính những người khỏe mạnh đi thăm bệnh cũng có thể đang mang trên người những vi khuẩn gây hại cho người bệnh và phát tán vi khuẩn gây bệnh từ bệnh viện ra bên ngoài.

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng

Theo các kết quả ngiên cứu khoa học, trên 1cm2 da người bình thường chứa tới 40.000 con vi khuẩn. ở trên da bàn tay, nơi thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống thường ngày, số lượng này còn nhiều hơn.

Để cộng đồng nâng cao nhận thức về vấn đề này, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 18 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó có quy định, khi ra vào bệnh viện thăm nom, chăm sóc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để giảm tình trạng lây chéo, nhiễm khuẩn bệnh viện.

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn đã là thói quen của nhiều nhân viên y tế để chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
 

Bác sĩ Hồ Thị Thiên Ngân - Viện Pasteur cho biết: "Tùy theo mức độ bệnh để bệnh nhân có bị cách ly hay được tiếp xúc với người thăm bệnh. Với những bệnh về hô hấp, dịch tả… thì sau khi tiếp xúc với người bệnh dù chỉ là nói chuyện, bắt tay… cũng nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn bằng xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ mình và mọi người. Vì bản thân người đến thăm bệnh cũng là người trung gian đem mầm bệnh đi phát tán trong cộng đồng".

Thế nhưng trong thực tế, vẫn còn rất nhiều người xem nhẹ chuyện này. Chị Phượng (quận Tân Phú, Tp.HCM) đến khu thăm bệnh ở bệnh viện Nhiệt Đới nhưng không mang khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Chị cho biết: "Trước tới giờ chưa từng vào bệnh viện thăm ai mà rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn nên cũng không để ý". Bên cạnh đó thì có nhiều người, thậm chí là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân cũng chỉ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn qua loa bằng nước.

Theo bác sĩ Lê Thị Thu Thảo - Trưởng phòng chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: "Với những bệnh lây truyền qua đường hô hấp đặc biệt như cúm H1N1 thì việc rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn đúng cách thường xuyên giúp bảo vệ bạn khỏi nhiễm virus cúm.
 
Trước và sau khi ăn, trước và sau khi làm việc (nhất là khi tiếp xúc với bệnh nhân, với thực phẩm, dược phẩm ở khâu còn hở, đếm tiền, nhận tiền) đều cần phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Rửa dưới vòi nước chảy là tốt nhất, nên rửa tay ít nhất từ 15-20 giây.
 
Lưu ý là phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch, vì trên thực tế nhiều người vẫn rửa tay bằng xà bông thơm thông thường thì không diệt hết vi khuẩn được và nguy cơ lây nhiễm virus vẫn còn".
 
 
Theo SSM
Chia sẻ