Cách sơ cứu các vết thương trên mặt

Theo Sức khỏe Đời sống,
Chia sẻ

Có những hướng dẫn sơ cứu tuy đơn giản nhưng rất cần thiết để ổn định tình trạng cho người bệnh, đặc biệt là các vết thương trên mặt.

Dưới đây là cách xử lý một số vết thương trên mặt:

Vết thương ở mắt:

Mắt có cấu trúc mỏng manh, vì thế các thương tổn của mắt rất nghiêm trọng. Nếu xử trí không đúng, có thể dẫn đến tình trạng mù lòa.

Các nguyên nhân thông thường:

Các dị vật, hóa chất và bụi thổi vào hoặc bị ma sát với mắt có thể làm trầy xước bề mặt của mắt.

Các dấu hiệu và triệu chứng

- Thấy được dị vật trong mắt.

- Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: đỏ mắt, cảm giác nóng rát, đau, nhức đầu và chảy nước mắt.

Cách sơ cứu vết thương mắt:

- Thật cẩn thận và nhẹ nhàng khi sờ chạm vào mắt.

- Rửa tay nếu có thể trước khi chăm sóc vết thương ở mắt.

Cách sơ cứu các vết thương trên mặt 1

Nếu không thể làm trôi dị vật ra khỏi bề mặt của mắt hoặc mí mắt, hãy băng lỏng xung quanh cả hai mắt. 

- Đối với các trường hợp bỏng hóa chất, hãy rửa sạch mắt bị tổn thương liên tục dưới vòi nước, hướng từ mũi ra phía ngoài.

- Nếu không thể làm trôi dị vật ra khỏi bề mặt của mắt hoặc mí mắt, hãy băng lỏng xung quanh cả hai mắt hoặc dùng băng vết thương băng lên hai mắt. Cần băng cả hai mắt lại vì sự chuyển động của một bên mắt ảnh hưởng đến bên mắt còn lại.

- Nếu bị một vật ghim vào hoặc nằm trong nhãn cầu, không nên cố lấy ra. Úp một ly giấy lên vết thương mắt. Sau đó băng hai mắt lại.

Cách sơ cứu các vết thương trên mặt 2

Nếu bị một vật ghim vào hoặc nằm trong nhãn cầu, không nên cố lấy ra. Úp một ly giấy lên vết thương mắt. Sau đó băng hai mắt lại.

- Hãy trấn an nạn nhân vì nạn nhân sẽ sợ hãi khi bị băng hai mắt lại.

- Gọi điện nhờ trợ giúp y tế.

- Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, hãy khép 2 mi mắt lại để giữ cho nhãn cầu (tròng mắt) tránh bị khô.

Vết thương mũi:

Các nguyên nhân gây chảy máu mũi bao gồm: tổn thương liên quan đến vùng đầu, cổ hoặc lưng, tình trạng tăng huyết áp vận động thể lực mạnh, cảm lạnh, thay đổi vĩ tuyến (độ cao) và các thay đổi về thời tiết.

Tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam) nghiêm trọng có thể làm nạn nhân sợ hãi.

Sơ cứu vết thương mũi:

- Nếu nghi ngờ đầu, cổ hoặc lưng bị chấn thương, đừng cố gắng cầm chảy máu mũi, vì điều này chỉ làm tăng thêm áp suất lên các thương tổn của mô mềm. Thay vào đó, giữ yên nạn nhân như khi bạn phát hiện và cố định đầu và cổ nạn nhân.

- Nếu không nghi ngờ có chấn thương ở đầu cổ hoặc lưng, hãy cố gắng cầm máu. Giúp nạn nhân ngồi xuống và hơi cúi đầu về phía trước, cằm hướng về phía lồng ngực. Sau đó kẹp kín mũi lại.

Các vấn đề về mũi và tai:

Trẻ con thường nhét đồ vật vào tai và mũi. Bạn có thể cố gắng làm côn trùng nổi lên, đẩy chúng ra khỏi tai bằng nước ấm. Nếu dị vật không di chuyển, đừng cố đẩy nó lên, hãy đưa trẻ đi bác sĩ khám. Và không bao giờ dùng các dụng cụ sắc nhọn cố gắp dị vật ra khỏi tai hoặc mũi.

Trong trường hợp thủng màng nhĩ, cần băng nhẹ tai lại nhằm tránh nhiễm trùng. Tránh bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước cho đến khi màng nhĩ lành.

Một số sai lầm của các phụ huynh khi xử lý chảy máu cam cho trẻ là hay bảo trẻ ngửa mặt lên trần nhà để máu đừng chảy ra nhiều, nhét bông gòn hay khăn giấy vào mũi... Cách đúng là đừng ngửa mặt lên, cứ để máu chảy ra tự nhiên rồi sẽ tự ngưng (thông thường đối với trường hợp chảy máu cam thì máu sẽ không chảy nhiều lắm). Vì khi ngửa mặt lên thì máu sẽ chảy xuống bụng... nếu trẻ không tiêu được thì sẽ nôn ói ra máu, lúc này thì bác sĩ thăm khám sẽ gặp khó khăn vì khó xác định nguyên nhân là do chảy máu cam hay xuất huyết bên trong vùng bụng (!) và có thể sẽ cần đến nội soi để tìm nguyên nhân chính xác. Như vậy sẽ làm việc chẩn đoán của bác sĩ thêm phức tạp.

ThS.BS. Nguyễn Thế Sơn

Chia sẻ