4 bí kíp không thể bỏ qua của dân văn phòng
Dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Hãy cùng khám phá trọn bộ bí kíp để xua tan căn bệnh khó nói này!
Theo PGS – TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyên Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng học Việt Nam, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 30% – 50% dân số mắc bệnh trĩ, trong đó nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ khá lớn.
Nguyên nhân là trong 8 – 10 tiếng ở công sở, dân văn phòng thường có thói quen đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động, do đó gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và dẫn đến táo bón, lâu dần hình thành bệnh trĩ. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như: ăn uống thiếu lành mạnh, nhiều thịt ít rau, uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích…
Tuy đây không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm năng suất lao động và khiến bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, thậm chí gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…
Do đó, dân văn phòng cần nắm vững những bí kíp phòng tránh trĩ hiệu quả sau đây:
1. Tạo thói quen tốt trong vận động, sinh hoạt
Cho dù đang dở công việc hay khu vệ sinh có ở xa thì cũng không được nhịn đi đại tiện, nên tập thói quen đi vào một giờ nhất định trong ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng, sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi đại tiện tránh ngồi lâu vì hậu môn mở trong thời gian dài sẽ làm giảm tốc độ lưu thông máu trong tĩnh mạch, có hại cho các cơ vòng ở trực tràng. Việc sử dụng giấy vệ sinh sẽ không thể loại bỏ hết chất thải đọng lại ở các nếp gấp trên đường hậu môn, do đó tốt nhất nên vệ sinh bằng nước ấm để ngăn ngừa vi trùng, vi khuẩn.
Nhiều chị em có thói quen lót gối mềm khi ngồi vì nghĩ sẽ thoải mái hơn, tuy nhiên đây lại là sai lầm làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch, khiến bệnh trĩ trầm trọng hơn.
Việc mặc quần quá chật và bó cũng khiến mồ hôi không thoát ra được, cộng với sự cọ sát của các loại vải cứng cũng gây kích ứng đến hậu môn. Do đó, dân văn phòng nên chọn những loại quần rộng rãi, với chất vải mềm, thoáng mát.
2. Tạo thói quen ăn uống lành mạnh
Nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ để giải nhiệt cơ thể và chống táo bón. Có thể chọn rau lang, rau dền, mướp, cà rốt, mồng tơi, diếp cá… và các loại trái cây nhuận tràng như chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt… Ngoài ra, có thể sử dụng ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, bột mỳ chưa qua tinh chế. Tránh các loại đồ ăn nhanh, đồ xào rán nhiều dầu mỡ, các gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu… vì sẽ khiến búi trĩ phát triển nhanh hơn.
Mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để hỗ trợ dạ dày trao đổi chất và chống táo bón. Không uống nhiều nước đá vì sẽ làm máu lưu thông kém, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa và hình thành bệnh trĩ.
Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
3. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao
Ngoài ra, có thể áp dụng một bài tập đơn giản vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ: Nằm ngửa, đặt gối ở thắt lưng, đệm cao phần hông. Nâng cao hai chân ở tư thế như ngồi xếp bằng tròn, không dùng lực và thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2 - 3 phút. Với bài tập này, hông được đẩy cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lỏng tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt, hỗ trợ tiêu hóa và phòng tránh trĩ hiệu quả.
4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên
Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng táo bón hoặc đại tiện ra máu, cần đi khám và sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ để chữa trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nên lựa chọn các vị thuốc Đông y như diếp cá giúp lọc máu, giải độc, giải nhiệt, kháng viêm, tăng sức miễn dịch của cơ thể, làm chắc thành mao mạch và chữa bệnh trĩ do tác dụng của chất Dioxin-flavonon. Đương quy cũng là một vị thuốc quý giúp bổ máu, chống suy nhược, nhuận tràng, thông đại tiện và chống táo bón. Củ nghệ vàng có chứa hoạt chất Curcumin (Curcuma domestica) giúp ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa, chống viêm và mau lành các tổn thương của trĩ. Các sản phẩm có nguồn gốc từ những thảo dược này sẽ giúp điều trị trĩ hiệu quả, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ
Thông tin chi tiết về cẩm nang phòng chống bệnh trĩ tại đây.
Thực phẩm chức năng An Trĩ Vương chứa thành phần là các thảo dược thiên nhiên như cao diếp cá, đương qui, curcumine, rutin (từ hoa hòe),… Giúp: - Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón: Giúp cải thiện tình trạng chảy máu, đau ngứa rát, sa búi trĩ hoặc cải thiện các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt kẽ hậu môn,…) - Bảo vệ và tăng sức bền của hệ tĩnh mạch trĩ nhằm dự phòng tái phát bệnh trĩ sau phẫu thuật hoặc phòng ngừa bệnh trĩ khi có nguy cơ cao như táo bón, tiêu chảy, nghề nghiệp,… - An toàn cho người sử dụng, dùng được phụ nữ mang thai và cho con bú, Sử dụng An Trĩ Vương để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón trong các trường hợp sau: - Trĩ nội độ 1, 2, 3, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp: Uống An Trĩ Vương với liều tấn công 9v/ngày từ 2 tuần - 2 tháng, sau đó duy trì 6v/ngày trong 2 tuần - 2 tháng tiếp theo, duy trì và củng cố tránh tái phát với liều 4v/ngày trong 1-2 tháng cuối. - Trĩ nội độ 4: Nên phẫu thuật loại bỏ búi trĩ, sau đó dùng An Trĩ Vương với liều duy trì 6-9v/ngày trong 2-3 tháng để giúp hồi phục chức năng hậu môn, giảm đau sau phẫu thuật, củng cố và tránh tái phát.
|