Sữa mẹ và những điều cần lưu ý

,
Chia sẻ

Sữa mẹ xuất hiện từ 3-5 ngày sau khi sinh, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, hãy cho trẻ bú ngay phần sữa non ít ỏi sau khi bé chào đời.

Ngày nay càng nhiều phụ nữ sau khi sinh không có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ vì không có hoặc ít sữa, chất lượng sữa không bảo đảm hoặc sức khoẻ của mẹ không cho phép nuôi con bằng sữa mẹ. Liệu điều này có bình thường?

Tất nhiên là điều này không hề bình thường chút nào. Các chuyên gia y tế khẳng định rằng, những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường khoẻ mạnh và phát triển tốt hơn những đứa trẻ phải nuôi bằng sữa ngoài, đơn giản là vì trong sữa mẹ có tất cả các chất đề kháng cần thiết cho sự khoẻ mạnh và phát triển tốt của trẻ nhỏ.

Thường thì sữa mẹ xuất hiện ngay từ 3-5 ngày sau khi sinh, tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng đưa ra khuyến cáo rằng, hãy cho trẻ bú ngay phần sữa non ít ỏi sau khi sinh. Điều này rất tốt cho sức khoẻ và thói quen của bé sau này. Nếu không thì rất có thể sau này bé sẽ không chịu bú sữa mẹ. Trường hợp này khá phổ biến với nhiều bà mẹ sau khi sinh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, trong 3 ngày đầu tiên sau khi sinh bạn không nên uống quá nhiều nước vì điều này có thể làm tắc tuyến sữa. Khi có sữa bạn sẽ cảm thấy buốt rất đặc trưng ở ngực và khi đó cần phải uống nhiều nước ấm hơn.
 

Một số vấn đề thường gặp ở những bà mẹ sau khi sinh con liên quan đến tuyến sữa và cách khắc phục

1. Không có sữa hoặc thiếu sữa

Để sữa của bạn không bị mất đi và có chứa nhiều chất bổ nhất cho con, hãy ăn nhiều hoa quả, rau và các đồ ăn giàu protit. Cố gắng tránh stress, nghỉ nghơi và đi dạo thường xuyên khi ở giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Trong thời gian này tốt nhất là nên uống chè thảo mộc, trà sữa, nước sắc từ cây tầm ma, các đồ uống không có cồn.

2. Bé không chịu bú mẹ

Rất nhiều bà mẹ đã sai lầm khi trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thường hay cho con uống sữa tổng hợp vì không đủ sữa, vì con chưa đủ no. Tuy nhiên, chính việc này lại làm cho bé quen với việc uống sữa tổng hợp, sữa hộp mà không thèm ngó ngàng đến nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng. Nếu sau khi sinh bạn có vấn đề liên quan đến chất lượng hoặc số lượng sữa, hãy cố gắng điều chỉnh quá trình tiết sữa nhờ lối sống khoẻ, ăn uống đều đặn, đủ dinh dưỡng, kết hợp với nghỉ nghơi và tập luyện đều đặn.

3. Trẻ bú không đúng cách

Nếu con bạn không thể giữ được núm vú trong khi bú hoặc khi cho con bú bạn cảm thấy đau (một số bà mẹ đã tỏ  ra tức giận khi con của họ dường như đang cắn núm vú chứ không bú) thì đừng vội đổ lỗi cho con mà lỗi lại chính ở bạn, vì bạn đã cho con bú không đúng cách. Bạn cần phải áp sát con vào đầu ti của mình làm sao để con bạn ngậm được đầu ti sâu nhất trong khoảng quầng vú và bắt đầu kích thích tuyến sữa. Điều tưởng chừng như đơn giản mà lại không đơn giản chút nào. Nếu cho con bú không đúng cách sẽ rất nguy hiểm, không chỉ làm cho con luôn trong tình trạng bị đói mà bạn còn có thể bị rạn nứt ở núm vú.

4. Trẻ không bú theo thời gian biểu định sẵn và không đúng lúc

Nếu trước kia những đứa trẻ trong thời kỳ bú sữa mẹ bú theo thời gian biểu định sẵn thì ngày nay các bác sỹ khuyên nên cho con bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Hoocmon phụ trách việc tiết sữa chỉ sản sinh trong khoảng thời gian từ 3-8 giờ sáng, do đó tốt nhất trong khoảng thời gian này bạn nên cho con bú từ 3-4 lần. Việc cho con bú cũng góp phần kích thích sản sinh hoocmon tiết sữa.

Hữu Kỷ
Theo Pravda
Chia sẻ