Sếp nhà người ta chưa bao giờ khiến bạn thất vọng, không những hiểu nhân viên mà lại còn xử lý tình huống cực ngầu

NV,
Chia sẻ

Có sếp như này thì ai mà chẳng muốn làm việc cùng.

Có một câu nói rằng: "Nhân viên không rời bỏ công ty, họ rời bỏ sếp của họ”. Điều này nghĩa là việc sếp đối xử với nhân viên như thế nào quyết định rất lớn đến việc làm việc lâu dài của nhân viên đó. 

Những người nhân viên có động lực làm việc sẽ tạo ra năng suất cao hơn, sáng tạo hơn và từ đồ đem lại doanh thu cao hơn cho công ty. Động lực của nhân viên chịu tác động rất nhiều từ người quản lý của họ. 

Vậy hãy cùng xem những tình huống dưới đây, xem "sếp nhà người ta" đối xử với nhân viên như thế nào nhé!

Sếp nhà người ta: Quan tâm đến cả chuyện gia đình của nhân viên và tạo điều kiện để nhân viên làm việc tốt hơn 

Tình huống cụ thể: Một nhân viên tốt thể hiện tinh thần làm việc không tốt, làm hỏng việc.

Cách sếp giải quyết: Quan sát nhân viên, tìm hiểu nguyên nhân. Khi đã biết nguyên nhân là vì chuyện bố mẹ đang bị bệnh nên nhân viên không tập trung làm việc được, sếp tạo điều kiện cho người nhân viên đó được nghỉ ngơi, dành thời gian cho gia đình. Bên cạnh đó, sếp vẫn thử thách nhân viên bằng dự án khác để nhân viên đó chứng tỏ được năng lực của mình.

Là một người sếp thì việc hiểu nhân viên cũng như nắm bắt các tình huống mà nhân viên đang gặp phải là rất quan trọng. Sếp tốt sẽ luôn biết tạo điều kiện để các nhân viên trong công ty có thể cân bằng được công việc và cuộc sống, khiến họ cảm thấy thoải mái và tập trung làm việc tốt hơn.

Sếp nhà người ta: Luôn sát sao nhân viên, biết ai làm tốt, ai chỉ giỏi nịnh và đùn đẩy công việc

Tình huống cụ thể: Sếp giao việc cho nhân viên A, nhân viên A thể hiện thái độ nhiệt tình nhưng sau đó liền đẩy việc và bắt nhân viên B làm. 

Cách sếp giải quyết: Luôn sát sao tình hình làm việc ở công ty để biết nhân viên A thực chất không hề làm việc mà còn đẩy việc cho nhân viên B. Sau khi công việc được hoàn thành, sếp lập tức làm rõ sự việc, có hình phạt cho nhân viên A và tạo điều kiện cho nhân viên B được bộc lộ năng lực.

Tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới", chèn ép, bắt nạt nhân viên mới, đùn đẩy công việc cho người khác diễn ra ở rất nhiều môi trường công sở. Vì thế người sếp cần sát sao nhân viên, nắm bắt tình hình để xử lý cho kịp thời. Với những nhân viên thực sự chăm chỉ và có năng lực thì nên tiếp túc tạo điều kiện, còn đối với những người lười biếng, trước mặt sếp thì nịnh nọt, sau lưng sếp thì đẩy việc cho người khác, thì nên cân nhắc việc phạt hoặc cho nghỉ việc tùy vào mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Sếp nhà người ta: Sẵn sàng thưởng cho nhân viên nếu nhân viên nỗ lực và cố gắng trong công việc

Tình huống cụ thể: Nhân viên hỏi về giá trị món đồ sếp đang sử dụng. 

Cách sếp giải quyết: Thay vì né tránh câu hỏi sếp thẳng thắn nói giá trị của món đồ và hỏi nhân viên nếu thích thì sếp sẽ sẵn sàng tặng lại. Lý do là vì nhân viên đó đã làm việc với sếp lâu và luôn nỗ lực, cố gắng. 

Đối với những người nhân viên luôn cố gắng hết mình trong công việc thì sếp nên có những phần thưởng xứng đáng cho nhân viên đó. Việc làm này sẽ giúp khích lệ và tạo động lực để nhân viên tiếp tục cố gắng hơn nữa.

Chia sẻ