Rào cản lớn trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe

Saga,
Chia sẻ

Sau nhiều nỗ lực nhưng dịch bệnh do vi rút, vi khuẩn vẫn có xu hướng bùng phát mạnh mẽ, tổ chức Y tế thế giới đã nhận ra rằng, chính nhận thức và thói quen của người dân về vấn đề vệ sinh cá nhân là rào cản đáng kể trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe này…

Tăng 55% số trẻ mắc tay chân miệng

Theo các bác sĩ khoa nhiễm, mặc dù nắng nóng đã có phần giảm nhiệt nhưng sự thay đổi thời tiết đã tạo điều kiện cho bệnh dịch phát triển mạnh, trong đó đáng chú ý nhất là bệnh tay chân miệng. Theo thống kê vào cuối tháng 9, số lượng bệnh nhi tay chân miệng nhập viện Nhi đồng 1 đã tăng gấp 3 lần so với tháng trước. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng (Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM) cho biết, mỗi tuần ghi nhận hơn 250 trẻ nhập viện vì tay chân miệng, tăng 55% so với mức trung bình bốn tháng trước.

Các nghiên cứu đã cho thấy, ngoài Tay chân miệng, cúm gia cầm lây sang người H5N1, H1N1, H7N9, 10 căn bệnh phổ biến nhất thường gặp do vi rút, vi khuẩn gây nên gồm có cúm, mụn, nhiễm trùng mắt/đau mắt đỏ, tiêu chảy, bệnh lỵ, viêm nhiễm hệ hô hấp, nổi mẩn đỏ (nhiễm trùng da), nhiễm trùng đường miệng (viêm họng).

Mặc dù có nhiều yếu tố khiến bệnh dịch do vi rút, vi khuẩn bùng phát mạnh mẽ hơn, nhưng việc thiếu thói quen vệ sinh thân thể vừa rửa tay với xà phòng diệt khuẩn được xem là một trong những nguyên nhân chính. Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt Nam chỉ có 12% người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, và chỉ có 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Theo số liệu của Bộ Y tế, có tới 74% bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch là một trong những cách đơn giản, tiết kiệm và hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh.

Hành trình thay đổi hành vi vì một Việt Nam khỏe mạnh

Những dự án thay đổi hành vi, thói quen rửa tay của người dân hiện rất phổ biến trên toàn cầu. Đáng kể cho chương trình rửa tay như một phần chiến dịch Giúp Trẻ Lên 5 tại Thesgora, một ngôi làng ở Madhya Pradesh nơi có tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở Ấn Độ. Kết quả từ những chương trình này được công bố vào tháng 03/2014 chỉ ra rằng đã giảm 86% số ca tiêu chảy ở Thesgora từ 36% xuống còn 5%.

Cần tuyên truyền cho người dân thói quen tắm và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để phòng chống dịch bệnh

Tại Việt Nam chương trình "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Unilever và Lifebuoy tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng đến mục tiêu bảo vệ 25 triệu trẻ em khỏi nguy cơ dịch bệnh do vi rút, vi khuẩn gây ra vào năm 2020. Chương trình khuyến khích mọi người rửa tay bằng xà phòng ở năm thời điểm chủ yếu có tác động lớn nhất đến y tế: sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều và trong lúc tắm; cũng như hướng đến các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em (ở tuổi đến trường và trước tuổi đi học), các bà mẹ nuôi con tuổi sơ sinh và mở rộng ra mọi đối tượng khác trong cộng đồng.

Trong hành trình“Nối vòng tay lớn vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”, Lifebuoy không ngừng đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm ngày càng vượt trội hơn giúp tăng cường phòng chống dịch bệnh trước sự biến đổi phức tạp của các nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn. Sản phẩm Lifebuoy Thế hệ mới với hoạt chất Activ Naturol Sheild™ chiết xuất từ thiên nhiên giúp bảo vệ khỏi vi khuẩn gây 10 vấn đề về sức khỏe*, góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ 25 triệu trẻ em Việt Nam đến năm 2020 khỏi nguy cơ bệnh tật do vi rút, vi khuẩn gây nên. Xem thêm tại đây https://www.youtube.com/watch?v=GM23KZqKKWw

*Dựa trên kết quả kiểm nghiệm trong môi trường thạch tại phòng thí nghiệm.

# Việc tính toán các thông số của Unilever dựa trên 1 phần dữ liệu được báo cáo của Nielsen trong phạm vi dịch vụ nghiên cứu đo lường bán lẻ của ngành hàng làm sạch da trong phân khúc rửa tay diệt khuẩn (Hygiene) về mặt doanh thu và sản lượng tiêu thụ (theo định nghĩa của Nielsen) trong vòng 01 năm liên tục từ 1.8.2014 đến 31.7.2015 cho thị trường thành thị và nông thôn Việt Nam.

Chia sẻ