Quyền thế, cao quý và có trong tay cả thiên hạ nhưng cuối cùng họ phải nhận kết cục bi thảm vì... quá yêu

Min,
Chia sẻ

Những người phụ nữ quyền thế, cao quý, chỉ khẽ lên tiếng là cả đàn ông thiên hạ quỳ rạp nhưng không... họ lại chỉ say đắm bởi người đàn ông ở một "thế giới" khác.

Người đàn ông sắt đá và mối tình đơn phương bi thương nhất lịch sử Việt

Công chúa Ngọc Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Anh, là vị công chúa thứ ba của Nguyễn Ánh. Ngay từ khi tuổi đời còn nhỏ, bà đã bén duyên với cửa Phật. Công chúa luôn chăm chỉ đi chùa chiền, lễ tạ, chịu khó ăn chay trường và tụng kinh niệm Phật.

Khi đi qua chùa Đại Giác, công chúa Ngọc Anh đã xin với vua cha cho được ở lại chùa Đại Giác, xuất gia và ẩn mình nơi cửa Phật vì không muốn bị cuốn vào cuộc tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn. Tại đây công chúa Ngọc Anh quy y và thọ Bồ Tát giới, lấy pháp danh Tế Minh, tự Thiên Nhựt.

Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long và chọn kinh đô ở Huế đã gửi chiếu thư triệu hồi công chúa Ngọc Anh về kinh thành. Không thể cãi lệnh vua cha, công chúa lên đường về kinh mà lòng vẫn còn lưu luyến cuộc sống thanh bạch, không vướng bụi trần chốn cửa Phật.

Những bà hoàng nổi tiếng lịch sử có trong tay cả thiên hạ cũng phải nhận kết cục bi thảm vì... một người đàn ông - Ảnh 1.

Tranh minh họa

Trải qua nhiều thăng trầm, chứng kiến nhiều cảnh loạn ly, công chúa Ngọc Anh đã nguyện sẽ không lấy chồng mà thành tâm ăn chay trường niệm Phật tại phủ của mình, cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn. Nhưng phận đời khó tránh, công chúa mong manh cuối cùng cũng không thoát khỏi chữ "tình".

Thuở đó đất phương Nam có một vị Thiền sư nổi tiếng là Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Không ai rõ Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành sinh năm bao nhiêu, nhưng đức độ và sự uyên bác của ông thì ai cũng kính nể. Theo sử sách ghi lại, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành có dáng người cao to, gương mặt tuấn tú, phúc hậu, giọng nói truyền cảm, dáng vẻ oai nghiêm, đĩnh đạc, có tài hùng biện.

Với kiến thức Phật học uyên bác và khả năng thuyết giảng Phật pháp xuất chúng, nên Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được nhân dân và Phật tử vô cùng kính trọng, mến mộ. Một lời Thiền sư nói ra, Phật tử không thể không nghe.

Nhờ trí tuệ uyên bác và phẩm hạnh trong sáng, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã trở thành nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong quốc sư.

Khi vua Minh Mạng lên ngôi, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được được vua Minh Mạng cho gọi về kinh thành Huế để làm tăng chùa Thiên Mụ và giảng dạy Phật pháp cho Hoàng tộc Nguyễn. Ngay khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, công chúa Ngọc Anh đã đem lòng say đắm. Công chúa Ngọc Anh ngày ngày nghe Thiền sự giảng về Phật giáp, thấy sự uyên bác của Thiền sư, càng đem lòng thương nhớ.

Dù biết Thiền sư đã là người nhà Phật, không được phép dính vào duyên trần, nhưng vị công chúa si tình vẫn đề nghị Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành phá giới để nên duyên cùng mình.

Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành biết công chúa đem lòng cảm mến mình thì vô cùng khổ tâm. Hiểu tấm lòng của công chúa, nhưng Thiền sư cũng là một bậc cao tăng có cao đạo, một lòng hướng Phật, nên không thể đáp lại tình yêu này.

Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hi vọng công chúa sớm tỉnh ngộ. Thế nhưng những cố gắng của Thiền sư không những không ngăn cản được tình cảm đơn phương của công chúa mà nàng còn đề nghị vua Minh Mạng tác thành cho tình duyên của hai người.

Khi Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn chưa biết gỡ những rối rắm với công chúa Ngọc Anh ra sao thì sư phụ của Thiền sư là Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc – trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định viên tịch, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã nhân cơ hội này xin về chùa Từ Ân ở Gia Định làm trụ trì.

Từ khi Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành rời khỏi kinh thành Huế, công chúa Ngọc Anh ngày đêm nhớ thương người trong mộng, không thiết ăn ngủ.

Vua Minh Mạng thấy thế liền hỏi người cô ruột của mình nguyên do. Bấy giờ công chúa Ngọc Anh xin với vua cho vào chùa Từ Ân để thỏa lòng thành tâm với Phật, nhưng thực chất là để bớt nhớ nhung Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành.

Được sự đồng ý của vua Minh Mạng, công chúa Ngọc Anh đã mang rất nhiều lễ vật và dẫn theo một đoàn tùy tùng đến cúng dường tại chùa Từ Ân.

Hay tin công chúa sắp đến, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành là trụ trì chùa Từ Ân khi đó đang ngồi uống trà đàm đạo trong khuôn viên chùa vô cùng lo lắng. Không những không ra đón, Thiền sư còn kiên quyết lẩn tránh vì lo sợ chuyện không hay sẽ xảy ra. Thế nên lúc công chúa Ngọc Anh bước vào chùa, Thiền sư đã lên chùa Đại Giác để nhập thất trong 2 năm.

Công chúa Ngọc Anh khi đến chùa Từ Ân không thấy Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã vô cùng hụt hẫng và thất vọng trong lòng. Hỏi tăng ni trong chùa, tất cả đều trả lời không biết Thiền sư đi đâu.

Những bà hoàng nổi tiếng lịch sử có trong tay cả thiên hạ cũng phải nhận kết cục bi thảm vì... một người đàn ông - Ảnh 2.

Thủ bút của công chúa Ngọc Anh

Phần vì đi đường sá xa xôi, phần vì thương nhớ Thiền sư khôn nguôi, công chúa Ngọc Anh đã lâm trọng bệnh, sức khỏe mỗi ngày thêm sa sút. Lo sợ nguy hại cho bổn tự nếu chẳng may công chúa có mệnh hệ gì nên các tăng chúng trong chùa Từ Ân đành nói sự thật.

Nhưng khi biết Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đang nhập thất ở chùa Đại Giác, công chúa Ngọc Anh lập tức khỏi bệnh.

Công chúa báo cho quan tổng trấn Gia Định là mình sẽ lên chùa Đại Giác để cúng dường. Quan tổng trấn lại cử một đoàn tùy tùng hộ tống công chúa lên chùa Đại Giác.

Sau khi đến chùa cúng dường, công chúa Ngọc Anh đã nhờ người đưa đến tịnh thất của thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, trước cửa thất đóng kín của Thiền sư, Công chúa quỳ xuống, lễ ba lễ và thưa rằng: "Đệ tử sắp hồi kinh nên đến đây xin hòa thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường".

Thiền sư ở trong tịnh thất không ra ngoài, công chúa Ngọc Anh đứng ở ngoài cầu xin được gặp mặt nhưng ngài nhất quyết im lặng.

Đau khổ tột cùng, công chúa Ngọc Anh quỳ trước tịnh thất, không ăn không uống, đòi gặp bằng được Thiền sư mới thôi. Thiền sư vẫn im lặng. Công chúa lại xin gặp Thiền sư lần cuối để từ biệt về kinh, cửa tịnh thất vẫn không mở.

Cuối cùng, công chúa Ngọc Anh dập đầu lạy trước tịnh thất mà rằng: "Nếu hòa thượng không tiện ra để gặp đệ tử, xin hòa thượng cho đệ tử nhìn thấy bàn tay của hòa thượng, đệ tử sẽ hân hoan ra về".

Cảm động trước tấm lòng của công chúa Ngọc Anh, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã đưa bàn tay qua cái ô cửa nhỏ cho công chúa nhìn. Nhưng vị công chúa si tình đã nhân cơ hội này, nắm chặt lấy tay Thiền sư và hôn say mê, nàng vừa hôn vừa khóc sướt mướt, nước mắt nhỏ xuống tay Thiền sư.

Đêm hôm đó, nửa đêm khi cả chùa Đại Giác đang yên giấc, tịnh thất của Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành phát hỏa. Mọi người chạy ra dập lửa thì tịnh thất đã cháy rụi. Nhục thân của Thiền sư cũng cháy đen. Điều kỳ lại là trên vách chánh điện của tịnh thất vẫn còn bài kệ của Thiền sư viết bằng mực đen:

"THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần

THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần

LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn

ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần".

Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành thấy cuộc đời quá nhiều mộng ảo hão huyền. Thiền sư đã dùng ngọn lửa tự thiêu để thức tỉnh và giáo dục công chúa Ngọc Anh. Nhưng không ngờ rằng, sau khi Thiền sư tự thiêu, công chúa Ngọc Anh vô cùng đau khổ.

Công chúa đã ở lại lo xong xuôi lễ nhập thất cho Thiền sư. 3 ngày sau, công chúa uống thuốc độc tự vẫn ngay tại hậu viên chùa Đại Giác, kết thúc một mối tình đơn phương bi thương.

Đem lòng yêu say đắm vị hòa thượng từ thuở cơ hàn, Võ Tắc Thiên đã ân trả ân nhưng "đời không như là mơ" khi tiểu tốt trót dại đùa giỡn tình cảm của bà hoàng

Võ Tắc Thiên sinh ngày 17 tháng 2 năm 625, tên thật của bà là Võ Chiếu. Võ Chiếu được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy Võ Chiếu đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị, có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương.

Sách cũ Trung Quốc còn ghi chép rằng: Lần đầu được dâng lên vua Đường Thái Tông, Võ Chiếu mới 14 tuổi, nhưng đã phổng phao, xinh đẹp, đối đáp trôi chảy, khiến cho ông vua háo sắc tuổi đã ngoại tứ tuần, bên mình không thiếu gì thê thiếp phải mê mẩn. Không những thế, mặc dù "chưa đủ tuổi vị thành niên" nhưng Võ Chiếu khi đó đã rất am hiểu "chuyện giường chiếu". Đây cũng chính là "chiêu bài" khiến cho một người đáng tuổi bố như vua Đường Thái Tông say mê Mị Nương đến mức mê mẩn, ngày nào cũng đến cung Phúc Tuy, lại còn cho tất cả cung nữ lớn tuổi ra khỏi cung.

Những bà hoàng nổi tiếng lịch sử có trong tay cả thiên hạ cũng phải nhận kết cục bi thảm vì... một người đàn ông - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Đến khi Đường Thái Tông băng hà, theo lệ, những phi tần cung nữ phải tuẫn táng theo nhà vua. Biết được ngày này sẽ đến với mình nên khi Đường Thái Tông lâm trọng bệnh, sự sống chỉ còn tính từng ngày, Võ Chiếu đã khéo dùng lời ngon ngọt xin được cắt tóc đi tu, tránh lệ bị chết theo vua.

Cũng trong những ngày ở tại ngôi chùa này, Võ Chiếu đã đem lòng yêu một vị hòa thượng, tạo thành một chuyện tình ly kỳ ngay tại nơi "linh thiêng" vào bậc nhất này.

Sau khi vua Đường Thái Tông băng hà, Võ Tắc Thiên đã bắt đầu cuộc sống cô độc với thân phận ni cô tại ngôi chùa Cảm Nghiệp nằm chênh vênh trên núi. Trong những ngày tháng "đen tối" nhất của cuộc đời, trong chính ngôi chùa linh thiêng đó, Võ Tắc Thiên đã gặp một chú tiểu có tên Phùng Tiểu Bảo.

Theo sử sách còn ghi lại, cả Phùng Tiểu Bảo và Võ Tắc Thiên đều là người không muốn xuất gia, nhưng do hoàn cảnh nên cả hai đã gặp nhau tại nơi cửa Phật. Lần đầu tiên hai người gặp nhau khi Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi còn Phùng Tiểu Bảo cũng chỉ mới 17. Sự thanh vắng và buồn tẻ trong chùa đã khiến cặp đội này trở nên thân thiết và dính với nhau như hình với bóng.

Mặc dù xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo khi đó mới chỉ là chú tiểu nên nỗi vương vấn với trần tục vẫn còn sâu đậm. Tương truyền rằng, Tiểu Bảo vẫn thường xuyên xuống núi để bẫy chim và mang những chiến lợi phẩm này về cùng chia sẻ với Võ Tắc Thiên. Không những thế, trong những công việc hàng ngày ở chùa, Tiểu Bảo cũng thường giúp đỡ "người đẹp" rất tận tình. Lúc thì gánh nước, quét sân giúp, lúc thì sâu kim và giặt giũ cùng. Chính vì thế tình cảm giữa hai người ngày càng trở nên sâu đậm.

Sau khi Thái Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế thay cha, vì mê sắc đẹp của Mị Nương nên vừa mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ. Sau đó Mị Nương được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu Nghi, hiệu Thần phi. Cuộc ra đi của Võ Tắc Thiên đã khiến cho Phùng Tiểu Bảo cảm thấy hết sức bất ngờ và đau khổ. Để có thể níu kéo được mối tình với người đẹp, mặc dù đã xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn thỉnh thoảng lén gặp người cũ.

Những bà hoàng nổi tiếng lịch sử có trong tay cả thiên hạ cũng phải nhận kết cục bi thảm vì... một người đàn ông - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Cũng có nhiều lời đồn thổi rằng, vì lưu luyến với người tình đã ở bên mình trong những ngày tháng hoạn nạn, Võ Tắc Thiên vẫn qua lại và coi Phùng Tiểu Bảo là người tình tri kỷ khó thay thế. Vì vậy, trong những lần lén lút trốn đi gặp nhau, mặc dù đã là một vị hòa thượng nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn "chung chăn gối" với Võ Tắc Thiên.

Để có thể qua lại với Phùng Tiểu Bảo một cách dễ dàng, Võ Tắc Thiên sau khi lên ngôi Hoàng đế đã yêu cầu Tiểu Bảo hoàn tục và đưa vào cung. Để có thể qua mặt được nhiều "tai mắt" trong hậu cung và tránh những điều tiếng không đáng có, Võ Tắc Thiên đã giới thiệu rằng người đàn ông này chính là chú họ của mình, đồng thời thay tên đổi họ cho Phùng Tiểu Bảo thành Hứa Hoài Nghĩa.

Mặc dù nhận được sự sủng ái đặc biệt từ Võ Tắc Thiên, nhưng vốn là một kẻ háo sắc nên ngay sau khi vào cung Hứa Hoài Nghĩa đã kịp "trang bị" cho mình rất nhiều tình nhân mới. Một điều đặc biệt là trong số những "nhân tình nhân ngãi" này cũng có tên của Thái Bình công chúa - con gái duy nhất của Võ Tắc Thiên với Hoàng đế Lý Trị.

Sau khi vào cung, nhận được sự sủng ái quá đặc biệt của Võ Tắc Thiên nên Hứa Hoài Nghĩa đã trở thành một kẻ kiêu ngạo và coi trời bằng vung. Ngoài hai mẹ con nhà họ Võ là "tình nhân cao cấp" ra, Hứa Hoài Nghĩa còn có một danh sách người tình dài đến chục trang và đủ các thân phận khác nhau. Sử sách Trung Hoa còn ghi lại, con rơi con vãi của cựu hòa thượng họ Hứa này cũng đã có tới vài chục. Không những thế, Hứa Hoài Nghĩa luôn có thái độ kiêu ngạo với mọi người, đồng thời lợi dụng sự ân sủng của Võ Tắc Thiên để mưu lợi cá nhân cho mình.

Nhờ tài ăn nói khéo léo cộng với vẻ ngoài bảnh bao công tử, nên sau một vài lần gặp mặt dù đã là người có chồng nhưng Thái Bình công chúa vẫn bị sức cuốn hút của Hứa Hoài Nghĩa làm cho mê mẩn. Để có thể thường xuyên được gặp gỡ người đàn ông này, Thái Bình công chúa đã liên tục mời Hứa tiên sinh đến phủ để đàm đạo chuyện thế sự. Có những hôm sau khi chuyện đàm đạo kết thúc, người ta đã không nhìn thấy Thái Bình công chúa và Hứa Tiên sinh ở đâu?

Biết được thông tin về Hứa Hoài Nghĩa và con gái, Võ Tắc Thiên đã vô cùng tức giận nhưng cũng không biết nên giải quyết thế nào. Với ý nghĩ một vị cựu hòa thượng lại cùng "chung đụng" với hai mẹ con quyền thế đã khiến Võ Tắc Thiên nổi điên. Từ thái độ đặc biệt sủng ái với "người tình lâu năm", vị Hoàng đế này đã quay sang căm ghét Hứa Hoài Nghĩa.

Khi Thái Bình công chúa biết được nguồn tin thân cận mật báo rằng, Hứa Hoài Nghĩa chính là "người tình bí mật" của mẹ, cô đã phản ứng khá gay gắt. Thay vì bảo vệ người tình, Thái Bình công chúa đã đến gặp Võ Tắc Thiên và trình bày nguyện vọng muốn "xử lý" tên dâm đãng này. Vốn đã hận Hứa Hoài Nghĩa vì dám "cặp kè" với con gái mình, lại không thể ưa nổi thái độ hách dịch, kiêu ngạo của một tên 'vô danh tiểu tốt", Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh thủ tiêu người tình thuở nào của mình.

Vào một ngày đẹp trời khi Hứa Hoài Nghĩa vẫn đang say sưa giấc nồng bên gái đẹp, quân của Võ hoàng đế đã ập đến và lôi tên này ra pháp trường. Không một lời giải thích, không có sự báo trước từ Võ Tắc Thiên, Hứa Hoài Nghĩa đã bị đánh đến chết bởi một đội quân hùng hậu với gậy sắt trong tay. Không chỉ dừng lại ở đó, xác của Hứa Hoài Nghĩa còn được lệnh đốt thành tro rồi vùi xuống bùn sâu. Theo lời giải thích của các nhà sử học thì hành động này của Võ Tắc Thiên nhằm vĩnh viễn che giấu đi sự thật trần trụi về mối tình của hai mẹ con với một… cựu hòa thượng.

(Nguồn: Cultural China, Kiến Thức, Wikipedia, ICT...)

Chia sẻ