Phụ nữ phẫu thuật giảm cân trước đó không thể sinh thường và đây chính là lý do

HH,
Chia sẻ

Phụ nữ từng trải qua phẫu thuật giảm cân có nguy cơ phải sinh mổ gấp 6 lần so với phụ nữ mang thai béo phì chưa từng làm phẫu thuật giảm cân trước đó.

Theo giới chuyên gia ghi lại trong cuốn Obstetrics and Gynecology, lý do phổ biến nhất là các ca phẫu thuật bụng thường dẫn đến biến chứng tắc nghẽn ruột. Biến chứng này xảy ra khoảng 2% ở tất cả nhóm thanh thiếu niên Thụy Điển tiến hành phẫu thuật giảm cân.

Các nghiên cứu trước đây phát hiện ra rằng, phẫu thuật để giảm cân như phẫu thuật dạ dày, dạ dày – ruột, có liên quan đến nguy cơ sinh non ở phụ nữ đang mang thai hoặc phải tiến hành sinh mổ chứ không thể sinh thường.

Phụ nữ phẫu thuật giảm cân trước đó không thể sinh thường và đây chính là lý do - Ảnh 1.

Chị em cần cân nhắc kỹ trước khi phẫu thuật giảm cân.

Do đó, chị em cần phải cân nhắc nguy cơ này để xem xét nên tiến hành phẫu thuật giảm cân trước khi sinh con hay không.

Tiến sĩ Andrea Stuart, chuyên gia về sản khoa và phụ khoa tại Bệnh viện Trung ương ở Helsingborg, Thụy Điển, chia sẻ với Reuters Health rằng, bà nhận thấy một số thai phụ gặp các vấn đề trên lâm sàng nếu trước đó từng phẫu thuật dạ dày.

"Họ thường bị đau bụng dữ dội và tất nhiên không loại trừ được nguy cơ tắc nghẽn đường ruột. Do đó, những thai phụ này phải được tiến hành sinh mổ, bắt con sớm", TS Stuart cho biết thêm.

Stuart và một cộng sự của mình quyết định nghiên cứu các cách phẫu thuật giảm béo có ảnh hưởng đến việc sinh mổ, bắt con sớm bằng cách phân tích dữ liệu từ Cơ quan Đăng ký Bệnh nhân Quốc gia Thụy Điển và Cơ quan Đăng ký Y khoa Thụy Điển trong khoảng thời gian 1987 - 2011.

Các nhà nghiên cứu xác định khoảng 2.500 phụ nữ trải qua phẫu thuật giảm cân, chủ yếu là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày, trong đó có 1.200 trường hợp chị em mang thai lần đầu và so sánh với 21.000 phụ nữ có chỉ số BMI ở giai đoạn béo phì khi bắt đầu mang thai nhưng không có tiền sử phẫu thuật dạ dày.

Phụ nữ phẫu thuật giảm cân trước đó không thể sinh thường và đây chính là lý do - Ảnh 2.

Các ca phẫu thuật bụng thường dẫn đến tắc nghẽn ruột.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy có khoảng 1,5% phụ nữ có thai từng trải qua phẫu thuật giảm cân cũng phải tiến hành sinh mổ do tắc nghẽn đường ruột. Trong khi ở nhóm phụ nữ chưa từng trải qua phẫu thuật giảm cân chỉ chiếm 0,02%.

Tắc nghẽn đường ruột trong thai kỳ gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và khoảng 17% thai nhi cũng sẽ bị tử vong. Mang thai có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường ruột do tăng thêm áp lực và chuyển dạ được tạo ra khi tử cung mở rộng.

Thêm vào đó, 1,5% phụ nữ mang thai từng phẫu thuật giảm cân trải qua các thủ tục chẩn đoán phẫu thuật nhưng không tìm ra bất cứ chẩn đoán nào, so với 0,1% phụ nữ mang thai mà không có phẫu thuật chỉnh hình.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là béo phì cũng làm tăng các yếu tố nguy cơ đối với những vấn đề khác nhau trong thời kỳ mang thai. "Biến chứng từ cơ thể người mẹ bao gồm tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật… sẽ làm tăng nguy cơ mổ bắt con cao hơn", nữ tiến sĩ Stuart nhấn mạnh. Ngoài ra, bào thai cũng có thể gặp các biến chứng như dọa sảy thai, dị tật, thai nhi quá lớn, bại não, ngạt thở và chết.

Phụ nữ phẫu thuật giảm cân trước đó không thể sinh thường và đây chính là lý do - Ảnh 3.

Tắc nghẽn đường ruột trong thai kỳ gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và khoảng 17% thai nhi cũng sẽ bị tử vong.

Các phẫu thuật giảm cân được tiến hành khi các phương pháp giảm cân tự nhiên đều thất bại. Chúng hoạt động bằng cách hạn chế lượng thức ăn vào dạ dày. Ngày nay, phẫu thuật giảm cân phổ biến nhất bao gồm phẫu thuật thu nhỏ dạ dày và phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày là một thủ thuật mà trong đó, dạ dày sẽ được cắt bỏ đến 80%, hình dạng dạ dày của bạn lúc này có hình túi ống giống như quả chuối nhỏ. Với không gian nhỏ hẹp đó, bệnh nhân sẽ tiêu thụ lượng thức ăn ít hơn rất nhiều.

Đặc biệt, phẫu thuật này còn giúp cân bằng hormone ở người béo phì, ngăn chặn cảm giác thèm ăn ngay khi chúng ta không cần thiết phải ăn thêm. Một đường dẫn dạ dày chia dạ dày thành một túi nhỏ trên và túi lớn hơn nhiều. Điều này giới hạn lượng thực phẩm mà bệnh nhân có thể ăn.

Bác sĩ phẫu thuật sắp xếp lại đường dây nhỏ để kết nối với các túi nhỏ, hoạt động như một "vòng tránh thai" cho thức ăn để nó bỏ qua một phần hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân, làm giảm đáng kể lượng calo mà cơ thể bệnh nhân có thể hấp thụ được.

(Nguồn: Dailymail)

Chia sẻ