Phụ huynh Trung Quốc tranh thủ "càn quét" sữa ngoại

Lê Cúc (Theo NY Times),
Chia sẻ

Trong một siêu thị ở Đức, khách du lịch đến từ Trung Quốc chất đầy các hộp sữa ngoại dành cho trẻ em vào những túi du lịch to. Một phụ nữ còn cho biết sẽ lấy nhiều nữa nếu như việc vận chuyển dễ dàng hơn vì sữa ở đây vừa rẻ mà chất lượng lại tốt.

Người dân Trung Quốc đang tranh thủ mua sữa bột ở bất cứ nơi nào họ tới du lịch, miễn là ngoài đất nước Trung Quốc. Xu thế này dẫn tới việc thiếu hụt sữa ở hàng loạt các quốc gia từ Hà Lan tới New Zealand. Việc thiếu hụt nguồn cung là lời nhắc nhở về thói quen tiêu dùng của người Trung Quốc cũng như mối lo ngại ngày càng tăng về vấn đề an toàn thực phẩm trong nước. 
 
Phụ huynh Trung Quốc tranh thủ

Phụ huynh Trung Quốc tranh thủ
Sữa bột trẻ em là mặt hàng được người Trung Quốc săn lùng nhiều nhất trong mỗi chuyến du lịch nước ngoài.
 
Để kiểm soát tình trạng này, nhiều hãng bán lẻ lớn như Boots and Sainsbury’s của Anh đã giới hạn mỗi cá nhân chỉ được mua 2 hộp sữa mỗi lần, trong khi hải quan Hồng Kông yêu cầu mỗi người chỉ được mang không quá 2 hộp sữa ra khỏi thành phố với mức phạt lên tới 6.500 USD (khoảng hơn 136 triệu đồng) và hai năm tù cho những người vi phạm.
 
Trong khi đó, ở đại lục, các bậc phụ huynh Trung Quốc đang có xu hướng chuộng sữa ngoại hơn do đã mất lòng tin vào sữa trong nước.
 
Tháng trước, một cơ quan chính phủ đã tuyên bố triển khai điều tra về giá sữa bột trên thị trường, mục đích chính là nhằm vào các nhãn hiệu sữa ngoại.
 
Các nhà chức trách cũng giám sát chặt chẽ hơn ngành công nghiệp sản xuất sữa trong nước. Nhiều hãng tin của chính phủ cũng bày tỏ hy vọng các thương hiệu sữa bột Trung Quốc sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm để "đánh bật" những doanh nghiệp nước ngoài.
 
Phụ huynh Trung Quốc tranh thủ
Một số quốc gia quy định mỗi người không được mang quá 2 hộp sữa ra khỏi lãnh thổ.

Khách du lịch Trung Quốc trở về nước với lượng sữa bột lớn nay phải né tránh sự kiểm tra của nhân viên hải quan, vì giờ nước này cũng kiểm soát gắt gao việc nhập khẩu sữa.
 
“Mức độ an toàn của sữa bột là vấn đề quan tâm hàng đầu của phụ nữ có thai và các gia đình có trẻ nhỏ”,  Allen Vương, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Babytree.com, diễn đàn trực tuyến dành cho các bậc phụ huynh lớn nhất Trung Quốc cho biết.
 
Nỗi lo ngại về chất lượng sữa trong nước bắt đầu dấy lên từ năm 2008, khi 6 trẻ em tử vong và hơn 300.000 trẻ mắc bệnh do uống phải sữa có chứa melamine, một chất hóa học độc hại.
 
Trước tình trạng đó, các bậc cha mẹ ở Trung Quốc chuyển sang mua sữa nhập ngoại. Nhưng từ khi có thông tin sữa ngoại bị các nhà phân phối pha trộn bằng công thức trong nước, họ lại chuyển sang mua sữa trực tiếp từ nước ngoài. Tina, 28 tuổi, sống tại Quảng Châu và là mẹ của một bé gái cho biết, 80% sữa bột cho con gái của cô được người nhà gửi về từ New Zealand. Các thành viên trong gia đình cô mỗi tháng lại tới Hồng Kông một chuyến để mua tã và các vật dụng cho em bé. Tina nói hầu hết bạn bè của cô cũng nhờ người quen mua sữa từ nước ngoài gửi về.
 
Phụ huynh Trung Quốc tranh thủ
Khách du lịch Trung Quốc trở về nước cũng phải tìm cách né tránh sự kiểm tra của hải quan do nước này đang hạn chế lượng sữa nhập ngoại.
 
Tại đại lục, ngày càng có nhiều hơn các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên, việc dùng sữa bột vẫn rất phổ biến. Theo ông Vương, các cuộc khảo sát của Babytree.com cho thấy, có tới 2/3 các hộ gia đình có trẻ nhỏ sử dụng sữa bột, 60% trong số đó là sữa ngoại. Theo một thống kê hồi tháng 5 của Beijing News, lượng sữa ngoại nhập vào Trung Quốc đã lên tới 310.000 tấn vào năm 2009, gấp đôi năm 2008 và tăng lên 528.000 tấn trong năm 2011. 
 
Nhu cầu tăng khiến giá cả cũng tăng theo. Cả ông Vương và People's Daily, tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc đều cho biết mức giá của sữa nhập ngoại ở Trung Quốc đã tăng ít nhất 30% từ năm 2008.
 
Lo ngại về vấn đề chất lượng và giá cả, nhiều bậc phụ huynh đã chuyển sang mua sữa trực tiếp từ Internet hoặc nhờ người quen từ nước ngoài gửi về. Triệu Xuân, một biên tập viên 30 tuổi đã nhờ bạn mua sữa bột hãng Cow& Gate, một thương hiệu sữa Anh quốc khi người bạn này đi công tác tới nước Anh. Cô nói: “Tất cả những bà mẹ mà tôi quen biết đều đặt mua sữa từ nước ngoài hoặc sang Hồng Kông mua".
 
Cô cũng thường nhờ người quen từ nước ngoài mua sữa gửi về. “Tôi hay mua 6 hộp một lúc”, cô cho biết.

Việc giới hạn số lượng sữa mua mỗi lần tại các cửa hàng bán lẻ ở Anh khiến cô phải trả nhiều hơn cho phụ phí, và mỗi lần bạn cô đi công tác cũng mang được ít sữa về hơn.
 
Phụ huynh Trung Quốc tranh thủ
Lo ngại về chất lượng sữa trong nước, các bậc cha mẹ Trung Quốc chuyển sang mua sữa ngoại bằng cách đặt hàng qua mạng hoặc nhờ người quen từ nước ngoài gửi về.
 
Nhiều người đặt câu hỏi tại sao các nhà sản xuất không tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mead Johnson Nutrition, công ty dinh dưỡng của Mỹ cho biết, mặc dù họ có nhà máy trên khắp thế giới, nhưng “sự biến động trong nhu cầu tiêu dùng là không thể đoán trước được”, như tình trạng diễn ra ở Hồng Kông đầu năm nay.
 
Trong khi đó, theo ông Andrew Opie, Giám đốc thực phẩm của Hiệp hội bán lẻ Anh quốc những quy định đó "được thực hiện theo yêu cầu của nhà sản xuất".
 
Qui định mỗi người chỉ được mua hai hộp sữa của chính phủ Hồng Kông có hiệu lực từ ngày 1/3 năm nay. Tại biên giới giữa Hồng Kông và Thâm Quyến luôn có những biển cảnh báo bằng hai thứ tiếng Trung - Anh: “Mang quá 2 hộp sữa là phạm pháp”.
 
Tại Lung Fung Garden, một khu mua sắm lớn ở Hồng Kông, nhân viên bán hàng tỏ ra khá bức xúc với quy định mới của chính quyền. "Trước đây hàng hết rất nhanh. Tôi nghĩ chính phủ nên bỏ cái lệnh cấm này đi", một người đàn ông nói.
 
Có rất đông du khách đến từ đại lục ở Lung Fung Garden, ai nấy đều mang trên tay hai hộp sữa bột, trừ một phụ nữ trẻ. Cô quyết cầm theo ba hộp sữa Friso Gold, trị giá 25 USD (hơn 500 nghìn đồng) mỗi hộp, và nhét chúng vào một chiếc túi vải thô màu đen.
 
Chia sẻ