Ở Sài Gòn đắt đỏ, cặp vợ chồng trẻ dành hẳn 3 năm tiết kiệm để tổ chức đám cưới, chi phí bật mí hơn nửa tỷ đồng

NH,
Chia sẻ

Các chi phí mà cặp đôi này phải chi trả bao gồm lễ dạm ngõ, lễ hỏi, đám cưới với tổng "thiệt hại" vào khoảng 554 triệu đồng.

Cưới hỏi là chuyện trăm năm của các cặp đôi. Chính vì thế mà ai cũng muốn ngày trọng đại của mình được vẹn trọn, như ý. Đặc biệt là các cặp đôi trẻ, khi kinh tế còn eo hẹp thì việc chi tiêu, lên kế hoạch cho ngày cưới cho cầu toàn cũng cần được tính toán cẩn thận nhất. 

Chia sẻ về đám cưới của mình, cô dâu trẻ Huỳnh Trân (hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn) cho biết: "Trước đám cưới, vợ chồng mình đã dành hẳn 3 năm để tiết kiệm cho khoản cưới xin để bố mẹ hai bên không vất vả. Vì tự chi trả và thỏa mãn niềm vui cá nhân cho ngày trọng đại mà khi nhìn lại mình cũng thấy nhiều khoản khá phung phí. 

Nhưng đổi lại là hai vợ chồng đều rất vui vì đám cưới đã diễn ra theo đúng ý mình. Những khoản chi phí mình liệt kê bao gồm trong lễ dạm ngõ, lễ hỏi, đám cưới với số tiền khoảng hơn 550 triệu đồng". 

Cùng tham khảo ngay các khoản chi phí mà Huỳnh Trân đã bỏ ra cho đám cưới của mình dưới đây:

Sống ở Sài Gòn đắt đỏ, cặp vợ chồng trẻ dành hẳn 3 năm tiết kiệm để tổ chức đám cưới, chi phí bật mí hơn nửa tỷ đồng - Ảnh 2.

Cô dâu Huỳnh Trân trong ngày cưới.

1. Lễ dạm ngõ 

Vào lễ dạm ngõ, nhà trai qua thưa chuyện trình ngày cưới hỏi. 

Chi phí lễ dạm ngõ bao gồm có trà, bánh và rượu. 

Tổng chi phí là 3 triệu đồng.

2. Đám hỏi

Chi phí cho đám hỏi của Huỳnh Trân bao gồm:

Đầu việcChi phí

Áo dài (cô dâu và chú rể), áo dài nữ bưng quả

4 triệu đồng

Rạp, bàn gia tiên và cặp rồng phụng

10 triệu đồng

Nấu ăn

12,5 triệu đồng/5 bàn ăn

Lễ (6 quả)

3 triệu đồng/6 quả

Chụp hình (từ đám hỏi, đám cưới, quay phóng sự)

12 triệu đồng

Tiền dẫn cưới

20 triệu đồng

Make-up

Đã bao gồm trong combo thuê váy cưới nên không tốn tiền

Hoa cô dâu

Do anh chị trong nhà tự bó nên không tốn tiền

Tổng chi phí là 61,5 triệu đồng.

3. Đám cưới

Chi phí cho đám cưới của Huỳnh Trân bao gồm:

Đầu việcChi phí

Trang điểm

Buổi sáng hôm đón dâu, phần trang điểm do chị Huỳnh Trân tự làm.

Đến buổi tối chị đặt thợ trang điểm với chi phí 2 triệu đồng.

Trang điểm cho mẹ cô dâu: 2 triệu đồng

Áo dài cho 2 mẹ

4 triệu đồng

Vest cho bố

3 triệu đồng

Áo cưới + áo dài + hoa cầm tay

Combo mua của tiệm áo cưới: 10 triệu đồng

Vest + áo cưới để chụp ảnh và mặc đi bàn

5 triệu đồng (bao gồm vest 4 triệu đồng + áo cưới đơn giản 1 triệu đồng)

Rạp + gia tiên cho 2 nhà

15 triệu

Bàn ăn bên nhà trai

10 triệu/5 bàn

6 quả

4 triệu (vì có đặt thêm món heo quay nên chi phí đắt hơn)

Xe đưa đón

4 triệu (xe hoa + xe 16 chỗ)

Giày cưới 2 đứa

 2 triệu đồng

Thiệp

4k/thiệp. Đặt 350 thiệp: 1,4 triệu đồng

Ảnh cưới + album

13 triệu đồng (chụp ngoại cảnh và cả phim trường)

Nhẫn cưới5 triệu đồng
Nhà hàng

7,5 triệu/bàn. Chi phí: 315 triệu đồng/42 bàn

Thuê decor background: 7,5 triệu đồng

Vàng cưới60 triệu đồng
Tiền nạp tài20 triệu đồng

Làm nail + tóc

1 triệu đồng

Drap giường và decor phòng tân hôn

3 triệu đồng

Chụp ảnh

Đã tính trên đám hỏi

Hoa cướiNgười nhà tự bó

Tổng chi phí là 488,93 triệu đồng.

Chia sẻ thêm về chi phí của ảnh cưới và album, chị Huỳnh Trân cho biết giá đã cao hơn so với ban đầu chị dự tính. Điều này tới từ việc chị và chồng đi chụp 2 lần và mua thêm trang cho album cưới.

Lần 1 chị chụp ở phim trường, có sử dụng váy cưới, 1 bộ đồ tự do, vest chú rể. Trọn gói combo này có giá là 6 triệu.

Lần 2 chị Trân chụp ở phố đi bộ và sông Sài Gòn, mua thêm trang cho album cưới và sửa lại clip với giá tổng cả hai lần là 13 triệu đồng.

Vợ chồng chị Huỳnh Trân đã chụp hai bộ ảnh cưới cả phim trường và ngoại cảnh với chi phí 13 triệu đồng.

"Ngoài ra, sảnh khách sạn mình chọn cũng là sảnh duy nhất có sức chứa khủng tới 42 bàn. Lúc đầu đặt khách sạn mình chỉ áng chừng khoảng 38 bàn thôi. Nhưng đến ngày cưới số khách đến dự tăng lên, phát sinh thêm 4 bàn tiệc nữa. 

Tuy đặt khách sạn nhiều bàn nhưng chưa bao gồm background chụp ảnh ngoài sảnh cho khách. Mình phải thuê decor 7,5 triệu nữa. Khách sạn này cũng không cho kê thêm ghế, chỉ đúng 10 khách/bàn. Thiếu bàn thì bưng bàn dự trù, đến hết bàn dự trù sẽ là bưng bàn ngoài và lấy món ngoài menu".

Chị Huỳnh Trân cũng lưu ý cho các cặp đôi, tiền nhà hàng sẽ luôn phải cọc trước từ 50% cho tới 70% tùy mỗi nơi quy định. Cho nên số tiền dâu rể cần quan tâm nhất chính là khoản tiền cọc 50% lúc ban đầu. Vì sau đó khi xong tiệc, có thể lấy tiền thiệp trả lại 50% cho nhà hàng. Ngoài ra, các khách sạn cũng sẽ có chương trình tặng/giảm từ 5-10 triệu đồng và sẽ áp dụng tiền đó vào thuê MC, ban nhạc cho đám cưới.

Sống ở Sài Gòn đắt đỏ, cặp vợ chồng trẻ dành hẳn 3 năm tiết kiệm để tổ chức đám cưới, chi phí bật mí hơn nửa tỷ đồng - Ảnh 6.

Chi phí cho khách sạn là tốn kém nhất tới 322,5 triệu đồng.

"Mình tính sơ sơ thế thôi cũng cả "bộn tiền" để lấy được nhau chứ chẳng đùa. Liệt kê một chút chi tiêu để cặp đôi nào có ý định tiến tới hôn nhân có thể rút kinh nghiệm phần nào. Chi phí nào phù hợp với bản thân và gia đình thì nên chi tiêu, cái nào thấy thừa có thể cắt bớt để tiết kiệm sẽ hợp lý hơn", chị Huỳnh Trân cho biết.

Tổng kết lại chi phí cho dạm ngõ, đám hỏi, đám cưới của chị Huỳnh Trân:

Dạm ngõ: 3 triệu đồng

Đám hỏi: 61,5 triệu đồng

Đám cưới: 488,93 triệu

Tổng chi phí: 553,4 triệu

Ảnh: NVCC

Chia sẻ