Ở nơi làm việc, người thường nói về 3 điều này, người EQ cao giữ im lặng và thể hiện đầy tinh tế

Tùng Chi,
Chia sẻ

Ở môi trường công sở, không phải điều gì bạn cũng nên nói ra hoặc thể hiện thái quá.

Ngôn ngữ là một nghệ thuật, người thể hiện ngôn ngữ thành công là nghệ sĩ. Trong quá trình trò chuyện và tương tác giữa 2 con người, ngôn từ khác nhau cũng sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau.

Nhiều người luôn thích nói chuyện với những ai có EQ cao, bởi họ luôn biết kiềm chế cảm xúc, hành động và lời nói của bản thân. Còn người có EQ thấp thường sẽ khó kiểm soát được những câu chuyện của mình, khiến người đối diện ngại ngùng, thậm chí là khó chịu.

Điều này đặc biệt thể hiện rõ tại môi trường công sở. Vậy để trở thành một người có trí tuệ cảm xúc cao trong lời ăn tiếng nói thì bạn cần đặc biệt chú trọng đến những điều riêng tư này.

Không nói chuyện về gia đình ở nơi làm việc

Ở nơi làm việc, tốt nhất chúng ta nên hạn chế tối đa nói về chuyện gia đình, dù là cá nhân hay gia đình người khác.

Nếu là những chuyện không hay, thì bạn lại càng không nên thể hiện hay kể lể thái quá. Mặc dù bề ngoài mọi người đều có vẻ tốt bụng, thông cảm, nhưng không ai biết họ đang thực sự nghĩ gì.

Ở nơi làm việc, người thường nói về 3 điều này, người EQ cao giữ im lặng và thể hiện đầy tinh tế- Ảnh 1.

Hơn nữa, ở môi trường công sở, có rất nhiều người ganh đua và ghen tị lẫn nhau. Bạn cũng khó có thể nhận biết, liệu đối phương có thực sự thông cảm cho bạn hay không, hay sẽ lấy đó làm điểm yếu để uy hiếp bạn.

Chuyện gia đình, là những câu chuyện mang tính cá nhân cao. Có những đồng nghiệp xấu tính, khi nghe được những câu chuyện đó, sẽ đi kể cho người khác với nhiều hướng xấu, hoặc xuyên tác nó đi. Đương nhiên cũng sẽ có những người thông cảm, nhưng đó cũng chỉ là cảm xúc tức thời, và họ sẽ nhanh chóng quên đi.

Vậy nên, hãy cố gắng hạn chế tối đa việc kể chuyện gia đình tại nơi làm việc để tránh những điều không mong muốn xảy ra.

Đừng nói về mức lương, thu nhập

Thu nhập hay mức lương của mọi người trong cơ quan là điều dường như ai cũng tò mò, nhưng đôi khi, tò mò quá cũng không phải điều tốt.

Sẽ không ai trong chúng ta thoải mái khi được hỏi về thu nhập. Ví dụ mỗi khi dịp tết đến, bạn thường bị họ hàng hỏi về điều này và rõ ràng, không ai muốn nhắc đến dù là thấp hay cao.

Trên thực tế, đây là một vấn đề khá nhạy cảm và không ai muốn nói về chuyện đó quá nhiều. Trong những tình huống như vậy, bạn nên giữ im lặng và đừng nên tùy ý hỏi người khác về thu nhập của họ.

Ở nơi làm việc, người thường nói về 3 điều này, người EQ cao giữ im lặng và thể hiện đầy tinh tế- Ảnh 2.

Ngoài việc tránh hỏi về thu nhập cá nhân của người khác, bạn cũng không nên tiết lộ về thu nhập của chính mình. Nhiều người sau khi kiếm được những khoản lớn sẽ rất khoa trương, muốn cho mọi người biết về sự tài năng của mình.

Mặc dù có tiền quả thực có thể khiến mọi người tôn trọng, nhưng sẽ thật rắc rối nếu điều đó chỉ về phục vụ mục đích cá nhân của họ. Chắc chắn sẽ có những người hỏi vay tiền hay có những người chỉ muốn bạn phục vụ.

Vậy nên, để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn không nên tùy tiện nói về thu nhập hay mức lương dù ở bất kỳ đâu.

Đừng nói xấu sau lưng người khác

Việc nói xấu người khác là câu chuyện gần như ở môi trường công sở nào cũng sẽ xảy ra. Một số người cùng tư tưởng sẽ tham gia, một số người sẽ lắng nghe vì tò mò, thế nhưng, cách hành xử thông minh nhất là bạn đừng tham gia vào.

Trên thực tế, nhiều này không chỉ khiến tính cách của bạn xấu đi, tư tưởng cũng sẽ có phần lệch lạc mà còn ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của chính bạn. Nếu lúc nào bạn cũng chỉ chăm chăm mang tư tưởng thù ghét và nói xấu người khác thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng.

Ở nơi làm việc, người thường nói về 3 điều này, người EQ cao giữ im lặng và thể hiện đầy tinh tế- Ảnh 3.

Đương nhiên, những chuyện này cũng sẽ đi kèm theo hậu quả. Sẽ chẳng có chuyện gì là bí mật mãi mãi, một ngày nào đó, rất có thể những lời bạn nói ra sẽ lọt vào tai người khác, nếu họ nghe thấy, sẽ ảnh hưởng trực tiếp mối quan hệ giữa hai người.

Nếu sếp của bạn nghe được, họ cũng sẽ không đánh giá cao cách hành xử và suy nghĩ của bạn. Vậy nên, chúng ta cần học cách kiềm chế lời nói của mình. Bạn hãy học cách lắng nghe, phớt lờ nhiều hơn là quan tâm đến những câu chuyện như vậy.

Chia sẻ