Nữ CEO hãng băng vệ sinh gây bất ngờ vì gọi khách hàng là 'người có kinh'

Thạch Anh,
Chia sẻ

Mới 25 tuổi, Nadya Okamoto đã lọt vào danh sách Forbes 30 for 30 và là CEO của một công ty sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ tên August.

Gần đây, CEO của hãng vệ sinh phụ nữ August đã xuất hiện trên một phân đoạn chương trình "CBS Mornings" để nói về công ty cô, song việc sử dụng từ ngữ của vị giám đốc này đã gây bất ngờ, khi cô gọi mọi khách hàng của mình là "người có kinh" (nguyên văn: menstruator).

Cùng lúc đó, người dẫn chương trình Gayle King đã đưa ra những lời ủng hộ nhiệt tình.

Không chỉ CEO sử dụng từ này, mà trang web của công ty August cũng gọi sản phẩm của họ là "dành cho bất cứ ai có kinh". 

Trong cuộc phỏng vấn, nữ CEO tiết lộ lý do tại sao cô không sử dụng từ "phụ nữ" cho khách hàng của mình: "Tôi nghĩ việc trở thành một thương hiệu bao hàm giới đáng tự hào thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi", Okamoto nói.

Nữ CEO hãng băng vệ sinh gây bất ngờ vì gọi khách hàng là 'người có kinh' - Ảnh 1.

CEO Nadya Okamoto

Ngoài ra, Nadya Okamoto cũng đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tạo ra các miếng thấm hút mới bền vững với môi trường cũng như "tạo cảm giác tích cực về kinh nguyệt và bao hàm về giới tính".

Cụm từ "người có kinh" mà Okamoto sử dụng được cho là nhằm bao gồm cả đối tượng khách hàng là người chuyển giới nam (những người tự nhận thức bản thân là nam nhưng sinh ra với cơ thể nữ).

"August đối với tôi là kết quả của việc dành nhiều năm trong lĩnh vực, xác định các điểm khó khăn xem chúng có liên quan đến tính bền vững hay không, giống như việc tôi khi còn trẻ rất ghét các miếng băng vệ sinh. Hầu hết chúng đều có thành phần nhựa ngang 3 đến 5 túi nilon. Thì đúng, rất co giãn, thoải mái. Nhưng ngoài ra, tôi muốn có một thương hiệu bao hàm về giới và mang tính tích cực cho việc có kinh", CEO cho biết thêm.

Tranh cãi vì danh từ "người có kinh"

Với phong trào bình đẳng và bao hàm giới cho cả người chuyển giới lẫn người phi nhị nguyên giới, nhiều khái niệm đã được ra đời. Trong đó nổi bật có "menstruator" hay "người có kinh".

Hồi năm 2021, nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez đã sử dụng thuật ngữ "những người có kinh nguyệt" trong một cuộc phỏng vấn của CNN thảo luận về luật chống phá thai nghiêm ngặt của Texas.

"Tôi không biết liệu ông ấy có hiểu biết về cơ thể của một người đang có kinh nguyệt hay không", cô Alexandria nói về Thống đốc Texas Greg Abbott. 

Nữ CEO hãng băng vệ sinh gây bất ngờ vì gọi khách hàng là 'người có kinh' - Ảnh 2.

Nhiều người cũng cho rằng việc sử dụng cụm từ "người có kinh" là chính xác hơn "phụ nữ" khi nói đến vấn đề kinh nguyệt.

Ocasio-Cortez sau đó đã bị Daily Mail chế giễu, tờ báo này đã tweet câu trích dẫn của cô với chú thích: "AOC gọi phụ nữ là 'những người đang có kinh nguyệt' trong khi giải thích về cơ thể phụ nữ".

"Không chỉ phụ nữ!", cô viết trong một tin phản hồi. "Một số phụ nữ cũng *không* có kinh nguyệt vì nhiều lý do, bao gồm cả việc sống sót sau căn bệnh ung thư cần phải cắt bỏ tử cung".

Ocasio-Cortez không phải là gương mặt đại chúng duy nhất đấu tranh cho nhiều khái niệm bao hàm cho người chuyển giới và phi nhị nguyên giới. Năm 2019, thương hiệu Always đã loại bỏ biểu tượng nữ trên các sản phẩm của mình để hướng tới những khách hàng không phải là nữ. Tương tự như vậy, một số thương hiệu đã tăng khả năng hiển thị trực tuyến để nâng cao nhận thức cho những người hành kinh không chuyển giới.

Nhưng khi các công ty và mọi người tranh luận về thuật ngữ, những người như A.J. Lowik, một nhà hoạt động và nhà nghiên cứu phi nhị phân tại Đại học British Columbia, cho biết việc sử dụng những thuật ngữ như vậy là cần thiết.

"Ý tưởng bạo lực dường như là nếu bạn có kinh nguyệt, thì bạn (đương nhiên) là phụ nữ", Lowik nói, "Chính danh tính của chúng ta trở thành chủ đề tranh luận theo cách khiến chúng ta có nguy cơ bị bạo lực và phân biệt đối xử cao hơn. Việc khó chấp nhận rằng những người chuyển giới và phi nhị nguyên có thể có kinh phơi bày chứng sợ chuyển giới, cũng như cách hiểu phiến diện về giới của một số người".

Chia sẻ