Nơi nào sinh con “nguy hiểm nhất” thế giới ?

Hồng Nam,
Chia sẻ

Các bệnh viện ở khu vực xa xôi hẻo lánh tại Kenya không hề có máu dự trữ trong ngân hàng máu để có thể hỗ trợ cho những ca cấp cứu hay sinh đẻ khẩn cấp. Đó là lí do khiến nước này trở thành nơi sinh con nguy hiểm nhất thế giới.

Fardowsa Abdi, 25 tuổi sắp sinh em bé nhưng không có cơ sở y tế nào gần nhà (gần biên giới giữa Kenya và Somalia). Cô đã phải đi 300 km để có thể đến được bệnh viện ở quận Mandera. Dù là bệnh viện, nơi đây vẫn được xem là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới để sinh con.

Abdi bị xuất huyết sau khi mổ đẻ. Cô phải chịu nỗi đau đớn cùng cực và trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.

Ruth Sambu, một y tá hộ sinh tại bệnh viện Referral Mandera County nói: “Đó là một bi kịch. Người mẹ sắp chết chỉ vì chúng tôi không có máu để cấp cứu cho cô ấy”.

sinh-con
Vì xuất huyết nhiều, Fardowsa Abdi đang trong tình trạng nguy cấp, mẹ của cô phải chăm sóc sóc cháu ngoại mình thay cho con gái.

Phụ nữ ở đây có khả năng tử vong khi sinh con cao gấp 10 lần so với ở đất nước Afghanistan, nhiều hơn 135 lần so với Hoa Kỳ. Theo Liên Hợp Quốc, ở quận Mandera cứ 1000 ca sinh con thì có khoảng 38 bà mẹ bị tử vong.

Nhà hoạt động về phụ nữ, bà Ubah Ibrahim nói: “Không một ai quan tâm đến điều này. Có rất ít bác sĩ ở Mandera vì họ lo sợ bất an và điều kiện cơ sở nghèo nàn”.

Các nhóm phiến quân al Qaeda liên kết với Al-Shabaab đã tấn công Mandera nhiều lần, giết chết hàng chục dân thường. Tổ chức nhân đạo và các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có Chương trình Lương thực Thế giới cũng đã hỗ trợ người dân nơi đây rất nhiều nhưng không thấm vào đâu. 

Những người phụ nữ bị xuất huyết vẫn từ chối việc mổ đẻ vì họ sợ rằng việc này sẽ làm giảm khả năng sinh sản trong tương lai. Bởi Kenya là một xã hội đa thê, người phụ nữ thường khẳng định vị trí trong gia đình của mình bằng việc sinh thật nhiều con cho người chồng của họ. Ngoài ra, những cô dâu “nhí”, những người phụ nữ sinh con khi còn quá trẻ cũng có nguy cơ tử vong cao.

Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, việc cắt âm vật cho các bé gái, một hủ tục ở nơi đây cũng gây ra những hệ quả nặng nề. Khi những em bé này trưởng thành, việc sinh con sẽ khó khăn gấp bội. Em bé có thể bị chết vì bị tắc thở tại thành âm đạo. 

phụ nữ
Ở Kenya, dù điều kiện sinh nở thiếu thốn nhưng phụ nữ vẫn muốn sinh nhiều con để khẳng định giá trị bản thân trong gia đình.
Cô Fardowsa Abdi thuộc nhóm máu B cực hiếm. Cô phải phẫu thuật khẩn cấp để có thể sống sót. Rất may cô đã được một nhà báo tình nguyện hiến máu kịp thời, một hành vi nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Một tuần sau khi phẫu thuật, Fardowsa Abdi vẫn đang nằm trong bệnh viện để hồi phục sức khỏe và cô ấy nói với một y tá rằng, cô đã lên kế hoạch cho việc sinh con tiếp theo.
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đã quyên góp được đầy đủ các trang thiết bị cho những phòng khám thai sản di động tới 32 trên 47 quận, huyện ở Kenya trong đó có chứa các dụng cụ y tế để hỗ trợ cho người mẹ sinh con an toàn. 

Nguồn: CNN

Chia sẻ