Nỗi lòng vợ chồng cựu chiến binh nuôi con tật nguyền

Văn Định - Nguồn ảnh aFamily.vn,
Chia sẻ

Con trai đầu bỏ đi với vợ, con gái đầu sống cạnh nhà nhưng mỗi năm qua bố mẹ được 2 lần, chỉ còn 2 cụ già gắng gượng chăm sóc đứa con út bị nhiễm chất độc da cam.

Vượt con đường dài cả chục cây số trên quốc lộ 38B chúng tôi vòng vào thôn Khả Duy, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Được một người hàng xóm chỉ đường chúng tôi men theo con đường nhỏ ngoằn nghèo đến gia đình người cựu chiến binh Phạm Văn Tạ. Lúc chúng tôi bước chân vào nhà thì cụ đang tắm rửa cho người con trai bị bại liệt, nhưng vừa tắm thì người con tật nguyền vừa vạt nước bắn tung tóe ướt sũng hết người.

Vừa tắm cụ vừa dỗ dành con, bộc bạch với chúng tôi: “Các anh thấy đó, đó là con trai út của tôi tên là Phạm Văn Nghiêm, bị tật nguyền từ khi mới sinh ra, hơn 30 năm nay chưa một ngày con đứng lên được mà chỉ biết bò và ngẩn ngơ không biết gì hết.” Nhắc đến chuyện này lòng cụ bỗng u sầu lại, ngồi rót cốc trà ấm mời khách cụ tâm sự về cuộc đời cùng cực của mình.

Bố mẹ già đau đớn bên người con bệnh tật.

Cụ là Phạm Văn Tạ sinh năm 1933 sống tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên bên con đường đê tả sông Hồng. Cuộc đời chàng thanh niên Phạm Văn Tạ ngày xưa khổ cực sống trong bom đạn kháng chiến, năm 1958 ông kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Hoạch người cùng thôn, tuy cuộc sống khổ cực nhưng hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau và sinh được được anh Phạm Văn Tú (SN 1960) ba năm sau niềm vui nhân lên khi đón chào một cô con gái tên là Phạm Thị Oanh. “Hai vợ chồng tôi sống với nhau tuy khổ cực nhưng gia đình luôn hòa thuận và hạnh phúc,” cụ Tạ nhớ lại.

Khi niềm vui chưa được bao lâu theo tiếng gọi tổ quốc kháng chiến tháng 9 năm 1965 ông vào đóng quân ở chiến trường Đà Nẵng sống trong cảnh vợ Bắc chồng Nam, trải qua bao mưa bom bão đạn, bao gian khổ, hy sinh mất mát nhưng người lính cụ Hồ đã chiến đấu hết sức lực của mình để vượt qua tất cả, đến năm 1969 ông trở về bên vợ con.

Về đoàn tụ bên vợ con, 2 vợ chồng có thêm 2 mụn con đó là chị Phạm Thị Uyên (SN 1976) đến năm 1981 anh Phạm Văn Nghiêm trào đời. Sau bốn lần vượt cạn, niềm vui của của 2 vợ chồng chưa được bao thì hai người con út là chị Uyên và anh Nghiêm ngày một có những biểu hiện bất thường, chân bị bại liệt, đầu óc chậm phát triển, lớn lên không hề biết gì. Ông Tạ không ngờ rằng sau bao năm chiến đấu trong chiến trường, “nếm mật nằm gai” nơi mưa bom bão đạn mình đã bị nhiễm chất độc hóa học do đế quốc Mỹ rải xuống.


Nỗi đau nhìn con bị tật nguyền, hai vợ chồng già nhìn con mà thấy đau đớn xót xa, thương con, nhiều hôm trái gió Oanh, Nghiêm kêu la như xát muối lòng bậc làm cha mẹ ấy.

Nuốt giọt nước mắt đắng đọng trong lòng ông tâm sự: “Cứ tưởng sinh con cho vui cửa vui nhà để nương tựa khi về già nhưng càng mang thêm nỗi đau khi các con phải mang trong mình căn bệnh quái ác do bi nhiễm chất độc màu da cam.”

Cứ tưởng mình vẫn may mắn khi sinh 2 con đầu lành lặn không như người em, đến năm 1986 Phạm Văn Tú con trai đầu ông Tạ khi thấy gia đình khó khăn đã vào nam lập nghiệp, sống trong cảnh khó khăn vợ chồng cứ tưởng còn con để bấu víu lúc lúc cần nhưng đổi lại sự chờ đợi của ông bà, Tú lập gia đình trong Nam từ đó đến nay người con bạc nghĩa ấy chưa một lần điện về hỏi han cha mẹ một lần. Bao nhiêu hy vọng trông chờ vào con giờ đã tan biến, rầu rỉ trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của ông Tạ nói trong đau xót: “Bao năm qua người con trai đầu của vợ chồng chúng tôi chưa một lần về thăm cha mẹ, nghe nói giờ nó sống với vợ con ở Buôn Mê Thuột…

Người con gái thứ hai theo chồng lập gia đình nhà chỉ cách nhà bố mẹ đẻ một con sông nhưng một năm may ra chỉ ghé qua một hai lần thăm cha mẹ. Vợ chồng già chỉ biết bấu víu nhau cô gắng làm lụng, gắng gượng nuôi 2 con tật nguyền của mình.

Phạm Thị Uyên con gái thứ 3 cứ quanh năm đau ốm hết đưa bệnh viện này, hai vợ chồng ông lại lo trang chải chạy vạy vay mượn hàng xóm có tiền đưa con đi chữa trị khắp các bệnh viện ở Hà Nội, nhưng bệnh tình của Uyên không hề thuyên giảm mà ngày một nặng hơn, chân tay Uyên cứ to dần, phù lên, mắt cứ mờ dần, chạy chữa mãi nhưng người con xấu số đã không qua khỏi mất năm 2001. Nỗi đau một lần nữa xát vào trái tim đôi vợ chồng già sống ở cái tuổi gần đất xa trời. Mất con vợ chồng ông lại phải lo trả khoản nợ lớn khi đưa con đi cứu chữa khắp nơi.

Đôi mắt đượm buồn lộ trên khuôn mặt khắc khổ cụ Nguyễn Thị Hoạch nói: “Nhiều đêm buồn nghĩ tới con cái mà tôi chỉ chảy nước mắt, người ta thì vui từ đầu ngõ vui ra, mừng từ ngã bảy ngã ba mừng về còn mình khi sống ở cái tuổi này chưa một ngày được trọn niềm hạnh phúc xum vầy bên gia đình con cái.”

Người con trai út tên là Phạm Văn Nghiêm cũng chẳng khác chị mình là mấy, chân tay cứ teo dần, chưa ngày nào nghiêm tự bước đi trên đôi chân của mình, và cũng không thể đứng thẳng lên được tất cả mọi sinh hoạt đều do ông bà chăm lo, giờ đầu gối nghiêm đã trai sạn vì sau mỗi lần bò, dầu gối quần cũng mòn, rách đi, nhiều hôm Nghiêm bò ra đầu làng ông bà lại ra đầu làng nịnh mãi Nghiêm mới chịu ngồi lên chiếc xe lăn được hội chữ thập đỏ tặng, nhiều khi không kiểm soát được bản thân, ông bà còn chịu những cái đấm, tát của con. Những lúc như thế vết thương chiến tranh lại hiện lên trong đầu ông Tạ.

Bà Hoạch cho biết: “Hơn 30 năm nay vợ chồng tôi lo từng ly, từng tí cho con, từ tắm rửa sinh hoạt đến mọi thứ như xúc cơm cho con ăn.”

Ở cái tuổi này tích góp vay mượn anh em chòm xóm và được nhà nước hỗ trợ ông bà mới xây được ngôi nhà nhỏ phòng khi mưa bão còn có chỗ trú.

Bà Hoạch cho biết: “Trước đây, ngôi nhà ọp ẹp, khách vào nhà có ghế mà vợ chồng tôi chắng dám ngồi vì không chắc chăn, thế là mọi người đứng, trời nắng thì không sao, mưa to nhà dột nóc hai vợ chồng già cõng con chạy sang nhà hàng xóm để tránh khổ lắm các chú ạ.”

Nhiều khi con đau ốm hai vợ chồng già lại thay phiên nhau trôm nom con, căn bệnh thoái hóa xương sống lại hành hạ bà Hoạch mỗi khi trái gió trở trời, “lúc ốm đau người ta có con cái rót cho cốc nước, lo cho bố mẹ, còn tôi đến cái tuổi này thì ốm cũng phải tự lo cho bản thân mình, thấy mà tủi lắm…

Hiện tại ông bà và người con trai tật nguyền sống được là nhờ chút ít đồng lương khàng chiếncủa ông và tiền trợ cấp thương tật của người con trai được nhà nước hỗ trợ hàng tháng là 876 nghìn nhưng số tiền đó mỗi khi ốm đau lại bấu víu vào nhiều khi chẳng còn tiền sinh hoạt, cụ Tạ thổ lộ: “Nghiêm nhiều khi ốm đau, tôi cũng mong đưa con đi chữa bệnh nhưng tiền xe cộ, thuốc thang nữa chẳng biết lấy đâu ra nên chỉ dám đưa con ra bệnh xá xã Mộc Bắc xin thuốc chữa cho con.”

Trong ngôi nhà nhỏ giờ đây chỉ còn 2 vợ chồng già sắp về trời nhưng chưa một ngày sống vui vẻ, luôn mang trong mình trăn trở “Không bíết mai này khi chúng tôi không còn nữa ai sẽ chăm lo cho Nghiêm đây, làm sao có thể nhắm mắt xuôi tay khi ngày ngày chứng kiến cảnh con vật vã, lăn lóc trên sàn nhà.” cụ Tạ thổ lộ.

Rời căn nhà nhỏ khi chiều tàn đang dần khuất bóng, bước trên con đê nhỏ ra về lòng chúng tôi quặn lại như chung nỗi niềm trước cuộc đời khổ của vợ chồng ông bà. Cả cuộc đời mình lo cho con cho cái, đến cả bản thân mình nay ốm mai đau, con bị tật nguyền không biết gì liệu cuộc dời gia đình ông bà sẽ ra sao?


Chia sẻ