Những vụ tai nạn mất "của quý" ở trẻ

Theo giadinh.net,
Chia sẻ

Những vụ tai nạn đau lòng xảy ra do tiếp xúc với thú nuôi cùng gia đình.

Bé trai bị chó xin mất “của quý”

Một trong những bệnh nhi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất gần đây là bé Hoàng Thanh Bình (4 tuổi, Diễn Châu – Nghệ An).

Trong khi bé Bình đi vệ sinh, mẹ bé tranh thủ đi tìm quần áo cho con. Khi chị đang lục tìm quần áo thì tiếng thét thất thanh của Bình làm chị hoảng hồn. Chị vội chạy ngay vào nhà vệ sinh và thấy con ngã lăn xuống đất với máu be bét vùng “chim cò”.

Ngay khi biết “chim” của con trai bị chó cắn mất chị hô hoán người nhà nhanh chóng tìm con chó để mong cứu vãn được phần nào cho con. Nhưng tất cả phần “chim” của bé đã biến mất không còn dấu tích.

Bé Bình được đưa đi cấp cứu ngay tại bệnh viện đa khoa tỉnh Huyện trong tình trạng "đất trống đồi núi trọc". Sau khi điều trị vết thương xong, em được chuyển đến bệnh viện Việt Đức để tiến hành tái tạo “cậu nhỏ” mới.
 
Bác sỹ Nguyễn Hồng Hà cho biết: “Khi bị chó cắn rất nguy hiểm vì có thể bị nhiễm trùng lại tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh dại. Do đó, chúng tôi phải theo dõi thật kĩ thật kĩ tình trạng sức khỏe của cháu bé.”

Nên cẩn thận khi cho trẻ chơi với vật nuôi.

May mắn là cả hai bên tinh hoàn của em đều còn nguyên vẹn nên khả năng có con sau này vẫn được duy trì. Các bác sỹ đã tiến hành tái tạo lại cho em một “khẩu súng” mới để phục vụ tiết niệu.

Bác sỹ Nguyễn Hồng Hà nói thêm: “Khi lớn đến độ tuổi lập gia đình, em sẽ phải tiến hành làm lại “cậu nhỏ” một lần để cho phù hợp với chức năng như của người lớn.”

Ba ba đợp mất “của quý”

Trong khi mùa vụ gặt bận rộn, chị Vũ Ngọc Dung ở Quỳnh Phụ - Thái Bình gửi con là Nguyễn Mạnh Cường (8 tuổi) về nhà bà ngoại để tiện đi học.

Chiều chiều khi cả nhà ra đồng, mấy anh em Cường lại rủ nhau xuống ao trước cửa tắm. Trong khi, ao đó thả rất nhiều ba ba đẻ.

Khi các em đang đùa nghịch bỗng Cường khuấy nước loạn xạ và hét toáng lên rằng bị ba ba cắn. Mặt mày Cường tím tái kêu đau đớn, nước gần chỗ em bỗng loang loáng máu.

Mấy anh lớn vội vàng đưa Cường lên bờ và phát hoảng khi không thấy “cậu nhỏ” của em đâu. Sợ người lớn đánh đòn khi biết anh em lén lút tắm ao lại để em bị cắn mất “của quý”, nên không ai dám kêu người lớn giúp đỡ.

Các em vẫn thấy các bác, các cô chảy máu thường lấy thuốc lào đắp lên vết thương cầm máu nên cũng bắt chước như vậy. Nhưng một lúc sau, Cường tím tái mặt mày và ngã lăn ra đất phần do mất máu, đau đớn và cả say thuốc lào.

Lúc đó, bọn trẻ con mới hốt hoảng gọi người lớn. Cường được đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu khi bị hôn mê, hoảng loạn và mất máu khá nhiều.

Em Cường chỉ còn giữ lại được 1/3 chiều dài “chiếc súng” so với ban đầu. Chị Vũ Ngọc Dung mẹ bé Cường cho biết: “Dù cháu đã đi tiểu tiện được bình thường nhưng cháu thấy xấu hổ, mặc cảm khi không còn được như các bạn. Chắc chắn gia đình sẽ đưa cháu đi làm lại, nối dài thêm cho cháu. Tội nghiệp con tôi.”

Tè vào chuồng lợn bị cắn đứt “cậu nhỏ”

Tại các vùng nông thôn việc nuôi nhiều động vật gần trẻ em luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ngay cả những con lợn trong chuồng cũng có thể khiến các bé trai bị tổn thương nghiêm trọng.

Anh Đỗ Văn Thính ở Lập Thạch – Vĩnh Phúc cho biết: “Trong lúc tôi cho lợn ăn, con trai tôi mới đứng gần và tè lên mình lợn. Thế là bị một con nó ngoạm đứt luôn cả một đoạn chim.”

Cậu con trai của anh là Đỗ Trung Thành 5 tuổi may mắn giữ lại được “chiếc vòi” nguyên vẹn. Khi lợn cắn đứt lìa một phần “cậu nhỏ” của con, anh Thính đã lao vào đuổi để con lợn nhả “của quý” ra. Sau đó gia đình đã đưa em đến viện cấp cứu khâu nối lại phần bị lợn cắn đứt lìa.

Dù đã hoàn toàn bình phục nhưng hình ảnh hôm bị lợn cắn vẫn luôn ám ảnh em. Anh Thính chia sẻ: “Bây giờ con tôi thành ra rất sợ lợn. Cứ nghe nhắc đến con lợn là cháu lại khóc thét lên.”

Đáng lẽ bé Cường, bé Thành không phải chịu thiệt thòi như vậy nếu các bậc phụ huynh quan tâm giáo dục ý thức tránh xa nguy hiểm, tự bảo vệ cho trẻ. Đồng thời, với trẻ nhỏ, cha mẹ phải thường xuyên để mắt, chăm sóc đến con cái để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Với tai nạn thương tích "của quý" luôn để lại những ám ảnh khó quên và cả những rào cản sau này cho cuộc sống của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh không nên xem thường.
Chia sẻ